Jul 10 2024 20:52 PM | Hỏi - Đáp số 90


Hoài Nam

Số điện thoại: 0945667***

Xin hỏi về các đại lý bán thuốc của công ty. Xin cảm ơn.

Jul 05 2024 16:26 PM | Hỏi - Đáp số 89


Hùng

Số điện thoại: 0943320***

Cho tôi hỏi là thuốc T 5000 e cách đây 5 năm dùng rất tốt và nhạy cho gà . Giờ tôi nghỉ sau 5 năm mới nuôi gà lại cho tôi hỏi thuốc T5000 e có sản phẩm cải tiến tốt hơn chưa hay vẫn là sản phẩm cũ . Xin cám ơn

Oct 07 2023 19:45 PM | Hỏi - Đáp số 88


Minh Anh

Số điện thoại: 093421***

Xin hỏi địa chỉ các cửa hàng bán sản phẩm của công ty. Cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, vui lòng liên hệ tới Tel: +84 24 3 869 1980 để được hồi đáp chính xác. Trân trọng.

Nov 20 2021 18:11 PM | Hỏi - Đáp số 87


Tuân an

Số điện thoại: 0357489***

Cho e hỏi thuốc T-5000 có thể tiêm cho lợn nái chửa không ạ

Jun 11 2020 17:55 PM | Hỏi - Đáp số 86


Bùi văn thơ

Số điện thoại: 0327182***

Muốn mua thuốc tiêm hupha-flodox giá bao nhiêu tiền ạ

Apr 02 2020 7:54 AM | Hỏi - Đáp số 85


Nguyễn Văn Tròn

Số điện thoại: 0986497***

Mình đang cần hupha-lincospec khoảng 100 lọ, lấy định kỳ hàng tháng, ở vĩnh long ạ

Jan 20 2018 18:04 PM | Hỏi - Đáp số 84


Nguyễn Thùy Linh

Số điện thoại: 01653973***

con mèo con nhà cháu khoảng 3 tháng tuổi cân nặng khoảng 0,5kg. nó bị đi phân lỏng. cháu xem phân thì thấy có giun nên cháu ra mấy tiện gầm nhà mua thuốc tẩy giun cho nó. Nhưng được 1 tuần rồi mà nó vẫn còn đi phân lỏng. Cháu có nên tiêm kháng sinh cho nó không ak?(mèo nhà cháu vẫn nô đùa bình thường nhưng cháu lo quá)

Đáp: Mèo nhà bạn đi ngoài phân lỏng có giun, chắc chắn nguyên nhân là do giun. Bạn đã mua thuốc để tẩy, chúng tôi không được biết loại thuốc tẩy và tẩy có hiệu quả không?. Bạn cho biết sau khi tẩy giun 1 tuần mèo vẫn đi phân lỏng và hỏi có cần dùng khấng sinh không?. Theo chúng tôi mèo của bạn có thể bị viêm ruột do giun. Vì vậy, bạn nên đo nhiệt độ của mèo, nếu có sốt phải dùng kháng sinh ngay. Bên cạnh đó bạn để mèo được nghỉ ngơi yên tĩnh, cho ăn thức ăn dễ tiêu, bổ sung men tiêu hóa, vitamin. Đặc biệt nếu mèo có hiện tượng mất nước cần bổ sung thêm Orezol cho mèo uống để bù nước. Sau khi điều trị, mèo còn tiêu chảy có xu hướng nặng, cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y để trợ giúp.
Chúc bạn thành công.

Aug 10 2017 11:01 AM | Hỏi - Đáp số 83


Nguyễn Văn An

Số điện thoại: 0944302***

Gà mình bị tê chân đứng không được làm sau hết chỉ mình vs Surprised Surprised Surprised Surprised Surprised

Đáp:
Bệnh gà bị tê chân hay liệt chân là một trong những triệu trứng rất phổ biến trong chăn nuôi gà, hậu quả của bệnh rất nặng nề với đàn gà, chúng thường bị liệt chân, xã cách, tiêu chảy, dần dần gầy ốm và chết. Nếu là bệnh Marek hoặc bất kỳ khi gặp những bệnh khác, để kiểm soát tốt dịch bệnh cần phải hiểu đượng nguyên tắc cơ bản để phòng và điều trị kịp thời khi gà mới bắt đầu bị bệnh.
Gà bị tê chân hay bại liệt thuộc các trường hợp dưới đây:
1. Gà bị liệt do thiếu canxi
Hiện tượng xảy ra trong thời gian từ 2-4 tuần tuổi, giai đoạn này gà đang trong thời gian nuôi gột say khi mới nở, gà còn yếu, sức đề kháng kém nên dễ mắc nhiều chứng bệnh nếu chăm sóc không tốt. Gà bị liên chân trong gia đoạn này thường do tình trạng thiếu canxi gây ra. Thời kì này gà con thường tăng trọng lượng rất nhanh mà hàm lượng canxi trong cám thiếu dẫn đến hệ thống khung xương kém, do đó dẫn tới hiện tượng yếu chân, liệt chân, ăn uống it dần rồi chết. Để khắc phục vấn đề này, cần mua dung dịch canxi về nhỏ trực tiếp cho gà bị yếu chân, hoặc nhỏ và nước uống để phòng bệnh. Nên sử dụng cả bột canxi để trộn với thức ăn cho gà, phòng bệnh thiếu canxi ở gà cũng rất cần thiết vì thức ăn công nghiệp hiện nay nhiều đạm và thiếu canxi.
2. Gà bị liệt chân do bệnh Marek
Bệnh marek là một trong những bệnh rất phổ biến ở gà và thường xuyên xuất hiện bệnh như gà nuôi được 12-20 tuần tuổi, thời tiết thay đổi. Triệu trứng của bệnh Marek gồm các biểu hiện như liệt chân, một chân đưa về trước một chân đưa về sau, cánh và cổ cũng bị liệt, bị tiêu chảy.....
Để phòng bệnh này, phải vệ sinh sạch chuồng nuôi, sử dụng thuốc khử trùng để vệ sinh chuồng trại, tăng cường vitamin C khi thời tiết thay đổi, tiêm vaccin phòng bệnh Marek, thuốc đặc trị Marek hện nay chưa có nên người chăn nuôi phải thực hện tốt việc phòng bệnh.
3. Gà bị liện chân trong giai đoạn đẻ trứng
Gà bị liệt trân trong gia đoạn để trứng cũng thường xảy ra với các trang trại nuôi quy mô lấy trứng lớn, gà đẻ trứng thường mất nhiều canxi nên nếu thức ăn không đủ canxi bổ xung thì dẫn tới việc gà bị yếu chân, vỏ trứng mỏng dễ vỡ. Vì vậy trong thức ăn cho gà đẻ cần bổ sung hàm lượng canxi cao để giúp gà luôn khỏe mạnh, vỏ trứng dày cứng hơn.
4. Gà bị liệt chân do ấp nở kém
Gà ấp nở kém hoặc có nhiễm mầm bệnh trong trứng cũng dẫn tới hiện tượng này, gà nở ra chân co quắp không đi lại được và dẫn tới bị liệt. Trường hợp này xảy ra thì chúng ta cần xem xét lại chất lượng của trứng và chất lượng gà bố mẹ để đảm bảo nguồn trứng luôn sạch bệnh.
Ngoài ra trong một số bệnh khác cũng có biểu hiện gà bị liệt chân như bệnh Newcastle.
Do vậy trường hợp gà tê chân hay liệt chân của quý vị cần phải xem xét cụ thể để đối chiếu với những vấn đề nêu trên để giải quyết thì mới có kết quả.
Chúc quý vị thành công.

Jun 10 2017 20:43 PM | Hỏi - Đáp số 82


Hùng

Số điện thoại: 0965239***

Cho mình xin bảng giá sp thuốc thú y bên công ty vominhphung1103@gmail.com xin cam on

May 04 2017 13:29 PM | Hỏi - Đáp số 81


Phan Thùy Dung

Số điện thoại: 0979339***

Hôm trước em cho chó ăn thịt sống và lúc sau cho ăn thêm rất nhiều lòng lợn. Ngày hôm sau Chó nhà em bị nôn liên tục, bỏ ăn, chỉ uống được nước nhưng lại nôn ra, chó mệt mỏi, cả ngày chỉ nằm bệt một chỗ và gầy nhô xương lại. Hỏi chó nhà em bị mắc bệnh gì và cách điều trị ạ?

Đáp:
Trong thịt sống và lòng lợn, đặc biệt để lâu hoặc đã ôi thiu thì có nhiều các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa phát triển như: vi khuẩn Salmonella, E. coli, vi khuẩn yếm khí…. , chúng vào ruột phát triển và tiết độc tố gây loạn khuẩn, rối loạn tiêu hóa, thức ăn không hấp thụ được gây ngộ độc, nôn mửa. Trong quá trình nôn mửa chó sẽ mất nước, mất dịch vị, kích thích nhu động ngược của hệ tiêu hóa, do vậy con vật mệt mỏi, gầy yếu và dễ nôn khi có kích thích vào đường tiêu hóa.
Trong trường hợp này bạn cần dùng thuốc chống nôn (có thể là atropin sulfat 0,1%), truyền dịch để bổ sung nước và đường cho cơ thể (có thể dung dịch đường glucose 5% hoặc dung dịch muối NaCl 0,9%. Khi chó không nôn nữa thì cho ăn các thức ăn dễ tiêu hóa (có thể là cháo) và cho ăn ít một để theo dõi.
Chúc bạn thành công.

0 1 2 ... [Trang cuối]
Ai đang online
Khách tham quan của chúng tôi đã gửi tổng cộng 37 Hỏi - Đáp
Trong tổng số 1 thành viên đang trực tuyến