Jun 13 2015 5:46 AM | Hỏi - Đáp số 42


nguyễn thị cuộc

Số điện thoại: 01679780***

Thưa bác sĩ cách chữa bệnh bại liệt ở vịt như thế nào ạ Confused: Confused:
Đáp:
Quý vị không cho biết vịt bao nhiêu tuổi bị bại liệt, số lượng bị bại liệt nhiều hay ít trong một đàn và các triệu chứng khác của chúng.
- Nếu vịt các lứa tuổi, số vịt bị bại liệt tương đối nhiều trong đàn, kèm theo phù đầu, tiêu chảy phân xanh, phân trắng thì có khả năng đàn vịt đó bị bệnh dịch tả vịt. Trường hợp này phải tiêm phòng cho cả đàn bằng vacxin dịch tả vịt (lưu ý nếu những con đang ủ bệnh tiên vào sẽ phát bệnh, những con khỏe sẽ có miễn dịch chống được bệnh).
- Nếu vịt từ 1 đến 15 ngày tuổi bị liệt (chân như bơi chèo), số lượng tương đối nhiều trong đàn thì có khả năng đó là bệnh viêm gan siêu vi trùng vịt. Trường hợp này phải tiêm phòng cả đàn bằng vacxin viêm gan vịt cho cả đàn bố, mẹ để truyền kháng thể kháng bệnh cho con con.
- Nếu vịt chỉ bị liệt số ít trong đàn, với vịt đã trưởng thành mà nguyên nhân không phải do vi rút (không lây lan) đã nêu thì có thể là do thiếu can xi, phốt pho trong thức ăn. Trường hợp này cần tăng cường dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng can xi, phốt pho cần bổ sung trong thức ăn.
Chúc quý vị thành công.

Feb 11 2015 22:35 PM | Hỏi - Đáp số 40


Nguyễn Văn Bình

Số điện thoại: 0988776***

Hãy cho biết công dụng của T-5000, giá cả bao nhiêu. Cám ơn.

Đáp: T-5000 có:
* công dụng là Đặc trị:
- PHÙ DẦU, PHÙ MẶT của lợn con, gia cầm.
- Ỉa chảy tóe nước có lẫn máu của lợn, chó,gia cầm.
- Viêm phổi cấp, mãn tính
- Viêm khớp, viêm tử cung, Viêm vú.
- Nếu đầy hơi tiêm thêm oxytocin hoặc pilocarpin.
- Hạ sốt giảm đau sử dụng thêm Hupha Analgin-C
*Cách dùng: Tiêm bắp thịt, ngày tiêm 2 lần.
- Chó mèo: Tiêm 1ml/5kg TT.Dùng 2-3 ngày.
Nếu chó mèo bị viêm phổi cấp, mãn tính. Tiêm 7 ngày nghỉ 7 ngày. Sau tiêm tiếp 3 ngày nữa.
- Bê, nghé, lợn, dê tiêu chảy hoặc viêm phổi cấp, mãn tính: Tiêm 1ml/10kg TT . Dùng 3-5 ngày.
* Chú ý: Nên tiêm kết hợp Hupha ADE-B.Complex hoặc B. Complex, bệnh sẽ chóng khỏi.
Nếu chó mèo bị nôn mửa nhiều: Tiêm 1-2ml Atropin. Uống đường Glucose hoặc sữa.
*Giá cả cụ thể xin quý khách đến đại lý bán thuốc của Huphavet sẽ rõ.


Nov 23 2014 11:03 AM | Hỏi - Đáp số 34


Nguyễn thành tâm

Số điện thoại: 0989101***

Hỏi bê 5 tháng tuổi ỉa phân nước và mấu. Bs thú y chuẩn đoán bệnh cầu trùng có nguy hiểm không.

Đáp:
Ở Việt Nam, bệnh cầu trùng bê và nghé được phát hiện ở nhiều địa phương và một số cơ sở chăn nuôi bò và bò sữa tập trung thuộc các tỉnh phía Bắc. Kết quả khảo sát ở một số cơ sở chăn nuôi trâu bò sữa thấy bê nghé nhiễm cầu trùng với tỷ lệ 20- 25% là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy của bê nghé non.
Bệnh lý
Trong quá trình ký sinh và phát triển ở ruột bê nghé, cầu trùng đã gây tổn thương cho lớp nhung mao ruột và lớp cơ vòng tiếp với nhung mao, làm tróc niêm mạc ruột và xuất huyết ruột.
Cầu trùng tiết ra các enzyme và độc tố phá hoại mô ruột. Những tổn thương của ruột tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong ruột, xâm nhập vào tổ chức ruột và gây viêm ruột kế phát.
Triệu chứng
Bê nghé nhiễm cầu trùng có thời kỳ ủ bệnh khoảng 7- 10 ngày, sau đó thể hiện ra một trong hai thể bệnh.
- Thể cấp tính: Con bệnh ăn ít, uống nước nhiều và ỉa lỏng sau vài ngày. Đầu tiên phân nát, sau ỉa chảy có mùi tanh, cuối cùng phân sệt có nhiều niêm mạc ruột, lầy nhầy và có lẫn máu tươi hoặc màu nân do tổ chức niêm mạc và mao mạch ở ruột bị phá hoại. Một số trường hợp nhiễm trùng kế phát đường tiêu hoá, bê nghé có sốt nhẹ: 39.5- 40ºC.
Vật bệnh ỉa mỗi ngày 5- 10 lần. Mỗi lần ỉa con vật cong lưng rặn, nhưng phân ra ít. Do vậy, người ta gọi là “ bệnh lỵ đỏ” ở bê nghé non ( David, 1962).
Trong thể bệnh cấp tính ở bê nghé, nếu không được điều trị kịp thời sẽ chết sau 7 -10 ngày.
- Thể mãn tính: Các biểu hiện lâm sàng của vật bệnh giống thể cấp tính, nhưng nhẹ hơn và kéo dài 2 tuần lễ. Cũng có một số trường hợp, bê nghé có sức đề kháng qua được thời kỳ bệnh cấp tính và chuyển thành thể mãn tính.
Vật bệnh bị viêm ruột mãn tính, khi ỉa chảy, khi táo bón. Đặc biệt là phân thường có dịch nhày và dính máu. Con vật gầy còm, suy nhược, thường dễ bị các bệnh khác.
Trị bệnh: Theo nguyên tắc cầm máu, bổ sung nước và chất điện giải, tăng cường sức đề kháng, bù đủ năng lượng. Rồi mới diệt cầu trùng và các loại vi khuẩn đường kế phát.
+ Cho uống Hupha-Điện giải, Gluco-C với liều điều trị: 3,5g/1,5 lit nước uống . Pha uống cả ngày.
* Phác đồ 1: Hupha-cox 5%: pha 3-4 ml/10Kg thể trọng/ngày. Buổi chiều Kết hợp Huphafloxacin hoặc Colimox 2-4 ngày liên tục.
* Phác đồ 2: Hupha- SCP cầu trùng theo liệu trình: 10g/ 8-10 Kg thể trọng ngày 2 lần/ trong 5-10 ngày. Buổi chiều Kết hợp Huphafloxacin hoặc Colimox.
Có thể thay bằng các kháng sinh sau: Hupha – Nor-C; Neodox.
+ Bổ sung cho uống kết hợp: 4g Bổ gan + 2g Men tiêu hóa sống hòa chung vào 1 lít nước uống, giải độc, khôi phục hệ vi sinh vật có lợi đường ruột.


Oct 23 2014 17:49 PM | Hỏi - Đáp số 29


lê tấn tây

Số điện thoại: 0914223***

xin cho hỏi nhà còn một chú bò cái đẻ được 1 con đầu tiên sau đó thì 2 lần có chứa điều bị hư thại ,lần đầu 7 tháng thì hư lần 2 lúc 8 tháng thì hư. xin cho biết cách chữa trị.

Đáp:
Quý vị không cho biết 02 lần hư thai là sảy thai hay chết thai trong bụng. Nếu là sảy thai thi cần chú y là 02 lần sảy thai rất gần nhau 8 tháng và 7 tháng có thể là do tác động cơ giớii trong quá triình chăn thả hoặc do cửa chuồng qúa chật hoặc do trươt ngã vv... (khắc phục bằng cách chú y công tác chăm sóc nuôi dưỡng....), nếu là chết thai trong bụng thì có thể do bệnh của cơ quan sinh dục (bệnh của tử cung hay bệnh của buồng trứng). Khắc phục bằng cách mời cán bộ thú y khám rồi cho biện pháp diều tri cụ thể.
Chúc quý vị thành công.

Oct 09 2014 12:59 PM | Hỏi - Đáp số 27


Nguyen Hoang Quan

Số điện thoại: 0949195***

Dan ga 50 con cua tui nay duoc 26 ngay tuoi thi co dau hieu bi cu ru, bai liet va chay nuoc dai. Ti le mac benh khoang 30%. Xin hoi ga cua tui mac benh gi va dieu tri nhu the nao? Xin cam on!

Đáp:
Đàn gà của quý vị mắc bệnh như vậy là khá cao, tuy nhiên không có thông tin về tỷ lệ chết và tiêm phòng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi nếu gà chưa tiêm phòng vacxin chống bệnh Newcastle lại có biểu hiện ủ rũ, chảy nước dãi và triệu chứng thần kinh thì dễ mắc bệnh gà rù (Newcastle).
Nếu là bệnh gà rù, nguyên nhân là do vi rút nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy quý vị dùng vacxin Lasota phòng ngay cho đàn gà và bổ sung Hupha-ADE.Bcomplex hàm lượng cao hoặc Hupha-Bcomplex 3-5 ngày giúp con vật nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Chúc quý vị thành công.

Aug 20 2014 10:17 AM | Hỏi - Đáp số 26


trong

Số điện thoại: 0972718***

Be nghe duoi 3 thang tuoi cham cham, chan yeu dung khong vung, di lai kho khan. Xin hoi bi benh gi? cach chua tri?.

Đáp:
Theo mô tả triệu chứng bê nghé như trên, có thể bê nghé nhà quý vị bị bệnh còi xương. Bệnh còi xương thường xảy ra ở gia súc non do trở ngại về trao đổi canxi, photpho và vitamin D gây ra. Tổ chức xương không được canxi hóa hoàn toàn nên xương phát triển kém dẫn đến chân yếu không đứng vững, đi lại khó khăn.
Cách chữa trị cho bệnh này là cần bổ sung canxi bằng chế phẩm Gluconat canxi 10% tiêm bắp liều 2-5ml/con/ngày/5 ngày hoặc Canxi clorua 10% tiêm tĩnh mạch liều 0,1 ml/kg trọng lượng/ngày/5 ngày; bổ sung vitamin D liều 5000 UI/con với liều 1-2 ml/con/ngày. Ngoài ra tiêm bổ sung Hupha-ADE.Bcomplex hàm lượng cao hoặc Hupha-Bcomplex:1-2ml/10kgTT/ngày/3-5 ngày giúp con vật nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Chúc quý khách hàng thành công.

Jul 25 2014 17:47 PM | Hỏi - Đáp số 24


khanh

Số điện thoại: 01626584***

Dung dịch uống bactrim có phòng bệnh đựợc không?.

Đáp:
Bactrim là thuốc uống phối hợp giữa 2 hợp chất Sulfamethoxazol và Trimethoprim có tác dụng hiệp đồng chống lại các vi khuẩn gây nên các bệnh ở gia súc, gia cầm. Thuốc có thể dùng phòng và trị bệnh hen, sưng phù đầu, phù mặt, viêm túi khí, mào thâm, chân khô, ỉa phân trắng, xanh, đỏ, diều đầy hơi ở gà; tiêu chảy, viêm phổi cấp và mãn tính ở lợn; viêm phổi, viêm vú, viêm tử cung, viêm khớp, viêm móng ở trâu, bò, bê, nghé.
Thuốc này có thể phòng bệnh được. Về nguyên tắc liều phòng bệnh bằng ½ liều điều trị. Cụ thể liều phòng ở gia cầm là: 1g/10kg TT/ ngày hoặc 0,5g/ lít nước, trong 3 ngày; ở lợn là: 1g/ 20kgTT/ ngày, trong 3 ngày; ở bê, nghé, trâu, bò là: 1g/30kg TT/ ngày, trong 3 ngày.
Chúc quý khách hàng thành công.

Jun 14 2014 21:46 PM | Hỏi - Đáp số 23


cao thuy

Số điện thoại: 0989028***

Hiện tại nhà tôi có 1 đàn lợn con mới tách được 1 tuần, bây giờ đang có dấu hiệu bị phù đầu. Tôi muốn hỏi phác đồ điều trị bênh này hiệu quả nhất khi sử dụng thuốc của cty Diễm Uyên huphavet ?

Đáp:
Bệnh phù đầu ở lợn tuổi mẫn cảm thường từ vài ngày tới 2 tuần sau khi cai sữa, nguyên nhân do vi khuẩn E. coli. Như vậy đàn lợn của quý khách hàng bị phù đầu do nguyên nhân như trên là đúng. Chúng tôi đã hướng dẫn nhiều khách hàng điều trị theo phác đồ sau rất có hiệu quả:
Phác đồ điều trị như sau:
1. Sáng tiêm một trong 4 loại kháng sinh sau: Tiêm 3-5 ngày liên tục
- T-5000: 1ml/10kgTT/ngày
- E-5000 T: 1ml/10kgTT/ngày
- Hupha-Am-Tin: 1ml/10kgTT/ngày
- Hupha-Colis-T: 1ml/10kgTT/ngày.
* Chú ý: Tuyệt đối không tiêm quá liều hướng dẫn.
2. Chiều tiêm bổ sung Hupha-ADEBcomplex (hoặc Hupha-Bcomplex):1-2ml/10kgTT/ngày/3-5 ngày giúp con vật nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
3. Hạ sốt chống co giật ngay cho lợn bằng Tiêm Hupha-Analgin-C + Caxi B12: 1-2ml/10kgTT/ngày/2-3 ngày
4. Kích thích thèm ăn ngay, tiêu hóa tốt - cho vào nước uống cả ngày với: 2g Men TH sống +2g Bổ gan+5g Điện giải + 2g Multivitamix (hoặc 0.2-0.3ml Hupha-Vitamix đậm đặc).
Chúc quý khách hàng thành công.

Apr 20 2014 7:27 AM | Hỏi - Đáp số 22


Nguyễn Văn Sơn

Số điện thoại: 0984611***

Chào mọi người, gia đình tôi có 100 con lợn nái, gần đây trong vùng đang bị bệnh chết rất nhiều lợn, triệu chứng là bỏ ăn, đứng dậy khó khăn, da màu đỏ như xuất huyết, sang ngày thứ 2 là lợn chết, nhà tôi cũng đã bị chết 1 con, bác sỹ thú y đã cho tiêm thuốc genta bên ngoài có chữ HDH to. bệnh này lợn chết rất nhanh, mọi người và chuyên gia ai biết cách chữa trị giúp tôi với, gia đình tôi có thể mất trắng.
Đáp:
Quý vị khách hàng không cho biết cụ thể là trong vùng của quý vị lợn đang có dịch là do bệnh gì gây ra. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi những năm gần đây dịch xảy ra, lây lan manh, gây chết nhiều lợn thường là do bệnh “Tai xanh”. Bệnh “Tai xanh” nguyên nhân do virus gây nên, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Một điều đáng chú ý virus trong bệnh này lại tấn công vào các tế bào đại thực bào, đặc biệt ở phổi gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể tạo điều kiện cho nhiều loại vi trùng có sẵn ở môi trường và trong cơ thể kế phát gây bệnh trầm trọng. Trường hợp bệnh “Tai xanh” kế phát với bệnh Tụ huyết trùng, nếu không điều trị kịp thời thì lợn chết rất nhanh do viêm phổi cấp.
Bản thân bệnh “Tai xanh” đơn thuần không gây chết nhiều lợn nhưng gây sốt cao da đỏ như xuất huyết, lợn bỏ ăn, mất nước, mất chất điện giải … Vì vậy khi điều trị bệnh này cần phải thực hiện vệ sinh chuồng trại, phối hợp nhiều loại thuốc như kháng sinh, hạ sốt, bổ sung chất điện giải, vitamin…thì mới có hiệu quả.
Công ty chúng tôi xây dựng phác đồ điều trị đã được nhiều khách hàng áp dụng trong các ổ dịch “Tai xanh” trước đây có hiệu quả.

Phác đồ điều trị vi khuẩn kế phát, giảm sốt, tăng sức đề kháng:
1. Giữ chuồng sạch sẽ khô ráo, ấm vào mùa đông thoáng mát mùa hè. Cho lợn ăn thức ăn dễ tiêu hóa.
2. Hạ sốt chống co giật bằng Tiêm Hupha-Analgin-C + Caxi B12: 1-2ml/10kgTT/ngày/2-3 ngày.
3. Sáng tiêm một trong các loại kháng sinh sau: 3-5 ngày liên tục
- Hupha-Flor 30 LA: 1ml/20 kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 24-48 giờ.
- Hupha-Tyfor LA: 1ml/8-10kgTT/lần. Tiêm nhắc lại sau 12-24 giờ.
4. Chiều tiêm bổ sung Hupha - ADE. Bcomplex hàm lượng cao (hoặc Hupha-Bcomplex:1 - 2ml/10kgTT/ngày/3 - 5 ngày) giúp con vật nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
5. Để lợn thèm ăn ngay, tiêu hóa tốt: Cho nước uống cả ngày với: 2g Men TH sống + 2g Bổ gan + 5g Điện giải + 2g Multivitamix (hoặc + 0.2 - 0.3 ml Hupha-Vitamix đậm đặc).

Chúc quý vị khách hàng thành công ./.

[Trang đầu] ... 1 2 3
Ai đang online
Khách tham quan của chúng tôi đã gửi tổng cộng 39 Hỏi - Đáp
Trong tổng số 2 các thành viên đang trực tuyến