Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Ấn Ðộ và lộ trình phát triển ngành chế biến gia cầm

Cập nhật: 30/10/2021, 14:32:54


Ấn Ðộ đang tăng tốc đẩy mạnh phát triển ngành chế biến gia cầm

(Người Chăn Nuôi) - Cùng với các chính sách đúng đắn, ngành chế biến gia cầm của Ấn Ðộ có thể hấp thụ 50% nguyên liệu gia cầm sản xuất sản xuất trong nước trong 5 năm và nâng lên 80% trong 9 năm tới.

Cấm chợ gia cầm sống

Alok Rakk, Giám đốc Hãng tư vấn công nghệ Aptec Technology Consulting cho biết, để thực hiện được mục tiêu này, Ấn Ðộ đã ban hành các chính sách nhất quán theo một số nguyên tắc cơ bản.

Ở giai đoạn khởi đầu, Chính phủ Ấn Ðộ đã gửi một thông điệp cứng rắn rằng, các chợ dân sinh hoặc cơ sở chế biến gia cầm tươi sống sẽ bị cấm trong một khoảng thời gian được xác định rõ ràng và chính xác. Còn lại khoảng 20% chợ dân sinh được phép hoạt động nhưng phải đảm bảo điều kiện dịch bệnh lây truyền từ động vật, không ẩn chứa nguy cơ trở thành hiểm họa đại dịch.

Aolk giải thích rằng, hầu hết các hãng chăn nuôi tích hợp tại Ấn Ðộ đều nhận ra rằng, họ hoàn toàn có thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào các khu chợ dân sinh nếu như đầu tư nhiều hơn vào công nghệ chế biến. Tốc độ tăng trưởng kép của ngành chế biến của ngành gia cầm Ấn Ðộ từ con số 37% hàng năm có thể tăng lên 50%. Sau đó, khả năng tăng trưởng có thể chững lại, chỉ khoảng 20% để đạt được mốc 80% trong 4 năm tới.

Ða dạng con giống

Theo Alok Rakk, để tăng năng lực chế biến 25% vào giai đoạn ban đầu thì sản xuất gia cầm sống cần phải được quản lý hiệu quả hơn. Do đó, tỷ trọng con giống gia cầm thuần chủng cần phải tăng lên 40%. Những sự tăng trưởng ở đàn gia cầm nuôi công nghiệp chỉ có thể đạt được bằng cách thay đổi theo hướng xây dựng chuồng trại kiểm soát được môi trường.

Sau khi xây dựng được hệ thống chuồng trại bảo vệ môi trường, Chính phủ Ấn Ðộ kỳ vọng nông dân đạt vụ nuôi thành công hơn, tỷ lệ biến đổi thức ăn lớn hơn và đạt hiệu quả kinh tế tốt hơn, cả về vốn đầu tư lẫn doanh thu. Hơn nữa, những chuồng trại này tạo hàng che chắn hợp lý cho đàn vật nuôi trước các dịch bệnh cúm gia cầm lây lan do đàn chim di cư - một vấn đề mà các trang trại chăn nuôi gia cầm tại Ấn Ðộ đang phải đối mặt từ nhiều năm qua. Ðiều này giúp người nông dân chăn nuôi gà Vencobb và các giống khác đạt hiệu suất tốt hơn. Hiệu suất chăn nuôi được cải thiện sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, giúp tăng năng lực cạnh tranh xuất khẩu và giảm tổn thất nguồn lợi quốc gia.

Tăng doanh thu
Theo ông Rak, yêu cầu quan trọng để tăng thu nhập cho các trang trại trong ngành chế biến gia cầm đó là phải bắt đầu từ sự trợ cấp về vốn để hỗ trợ họ chuyển đổi sang mô hình trang trại kiểm soát được môi trường, cùng đó là các chợ dân sinh phải được đóng cửa triệt để.

Cùng với sự rút lui của các chợ dân sinh, các hãng gia cầm tích hợp sẽ buộc phải cạnh tranh, cùng cam kết để phải thay đổi. Các khoản trợ cấp hay hỗ trợ từ phía Chính phủ được xem như chất xúc tác, khuyến khích các trang trại nâng cấp hệ thống ấp trứng một giai đoạn. Các nhà máy thức ăn được cải thiện sẽ cần thiết nhằm tạo chuỗi hoạt động ăn khớp. Ðể cạnh tranh quốc tế, sản xuất gia cầm Ấn Ðộ cũng đi theo hướng tiếp cận công nghiệp. Những mô hình chăn nuôi gia cầm nông hộ tại Ấn Ðộ vẫn có cơ hội tồn tại và phát triển nhưng trong một mô hình “Hub and Spoke” - tất cả điểm sản xuất được kết nối qua một kênh trung gian.

Một khi khu vực sản xuất được phân loại, nhà chức trách trong ngành gia cầm Ấn Ðộ đã giới thiệu mô hình sản xuất tập trung “Hub and Spoke” cho các cơ sở chế biến thịt. “Hub” chính là đơn vị chế biến lớn với năng lực sản xuất ít nhất 6.000 con gia cầm mỗi giờ và thường ưu tiên vị trí tại các vùng nội địa sâu sau biển hoặc sông và thuộc khu vực nông thôn. Cơ sở này thông thường cần khoảng 50 - 60 lao động trực tiếp và sẽ tạo ra các cơ hội việc làm cho vùng nông thôn. Tại đây, gia cầm sẽ trải qua công đoạn chế biến chính và vận chuyển ra ngoài một khối lượng lớn dưới dạng gia cầm tươi (thịt hơi) cho các đầu mối tiêu thụ, gọi là Spoke.

Với chế biến thứ cấp, các công ty sẽ phải thiết lập đầu mối “Spoke” hoặc đơn vị chế biến nhỏ hơn gần thành phố và dễ tiếp cận các trung tâm khu đô thị hơn. Thịt gia cầm hơi hay thịt xẻ nguyên con sẽ được vận chuyển cùng với chuỗi cung ứng hàng lạnh và chế biến sâu hơn tại những kênh tiêu thụ “Spoke” theo nhu cầu từng ngày. Nhờ đó sẽ giúp quản lý hàng dự trữ trong kho hiệu quả hơn. Mô hình này sẽ cải thiện tối ưu nguồn vốn, giảm các vấn đề ô nhiễm, tăng việc làm cho vùng nông thôn và giảm chi phí chế biến tại Ấn Ðộ. Những nhà chế đi theo mô hình này cũng có thể làm việc cùng nhau với đối tác để chia sẽ chi phí đầu tư. Ngoài ra, cũng dễ dàng nâng cấp lên thành nhà máy lớn hơn khi có nhu cầu cần mở rộng.

Dũng Nguyên / (Theo WorldPoultry)


Có thể bạn quan tâm

Nông dân kiếm tiền thời đại công nghệ
Nông dân kiếm tiền thời đại công nghệ
Nông dân kiếm tiền thời đại công nghệ

(Người Chăn Nuôi) - Trong nông nghiệp truyền thống, việc kiếm tiền có thể là khá khó khăn với nông dân. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các sản phẩm công nghệ, nông dân ngày nay có thể kiếm tiền bằng nhiều cách.

Hà Nội: Lãi lớn nhờ nuôi thỏ
Hà Nội: Lãi lớn nhờ nuôi thỏ
Hà Nội: Lãi lớn nhờ nuôi thỏ

Dù mới thành lập đầu năm 2020, song mô hình nuôi thỏ của Hợp tác xã (HTX) thỏ Việt Nhật, ở thôn Đại Từ, xã Lam Điền (huyện Chương Mỹ) đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới với mức thu lãi lên đến 100 triệu đồng/tháng.

[Bình Dương] Thêm mô hình làm giàu từ nuôi chim bồ câu
[Bình Dương] Thêm mô hình làm giàu từ nuôi chim bồ câu
[Bình Dương] Thêm mô hình làm giàu từ nuôi chim bồ câu

Với nghề nuôi chim bồ câu lấy thịt, nhiều người dân ở Bình Dương đang làm giàu một cách chính đáng, thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Vợ chồng anh Trần Minh Dũng và chị Trương Thị Hải (khu phố Phú Hội, phường Vĩnh Phú, TX. Thuận An,...