Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Anh nông dân làm giàu từ bò sữa

Cập nhật: 29/06/2018

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Từ một nông dân nghèo phải chạy ăn từng bữa, anh Nguyễn Xuân Khanh (Phú Châu, Ba Vì) đã tìm ra con đường làm giàu bằng mô hình chăn nuôi bò sữa mới.

Nhắc đến anh Nguyễn Xuân Khanh (xã Phú Châu, huyện Ba Vì), người dân ở đây đều nói về một tấm gương điển hình trong chăn nuôi bò sữa. Sinh ra trong gia đình nghèo, anh Nguyễn Xuân Khanh không có điều kiện học hành, vất vả với nghề nông, rồi đi bộ đội. Năm 1984, anh rời quân ngũ về quê, xoay xở đủ nghề kiếm ăn, thế nhưng cái khó không thôi đeo bám.

Rồi, anh lập gia đình, vợ chồng chắt chiu vay mượn mua được chiếc xe công nông chạy thuê kiêm bán vật liệu xây dựng. Nghề cực nhọc, song chỉ vì một cú lừa quỵt nợ, hai vợ chồng thành tay trắng.


Anh Nguyễn Xuân Khanh.

Với tính hay lam hay làm, gia đình anh Khanh sau đó theo làn sóng nuôi bò của Ba Vì. Bước đầu chưa biết gì về bò sữa, anh chọn nuôi bò thịt. Nhưng vốn ít, chưa nhiều kinh nghiệm nên hiệu quả không cao. Trong những năm 2004 - 2006, thấy nhiều nơi có phong trào chăn nuôi bò sữa, anh cũng thử vận may. Anh nhớ lại: “Khi đó tôi đặt rất nhiều hy vọng vào bò sữa. Nhưng vì chẳng có kinh nghiệm, đàn bò ba con của nhà tôi bị viêm tuyến vú triền miên, sản lượng sữa thấp”.

Chưa kịp trang trải vốn liếng thì bất ngờ cơn “bão Melamin” năm 2008 tràn tới xô ngã hàng loạt đàn bò của các nông hộ nuôi theo kiểu tự phát. Cũng như rất nhiều dân Ba Vì đắm đuối với bò sữa, vợ chồng anh Khanh ứa nước mắt khi hàng thùng sữa vắt ra không bán được phải đem đổ đi, trong khi bò thì vẫn phải cho ăn hàng ngày. Cực chẳng đã, họ phải bán tống bán tháo đàn bò để trả tiền vay ngân hàng. Giấc mơ bò sữa sụp đổ, tay trắng lại hoàn tay trắng.

Năm 2009, khi đang trong tình trạng bế tắc, anh may mắn nhận được thông tin về chính sách hỗ trợ cho nông dân nuôi bò theo mô hình Nông Trại bò sữa Việt của công ty Cổ phần Sữa Quốc Tế (IDP). Niềm đam mê bò sữa của anh nông dân nghèo lại bùng lên. IDP cho dân vay 20 triệu đồng một con không tính lãi, hỗ trợ mỗi hộ 3 triệu đồng mua thùng xô chậu inox và khăn lau, khăn lọc sữa; 10 triệu đồng mua máy vắt sữa, 3 triệu đồng xây hố phân xa chuồng để bảo đảm vệ sinh. Tất cả không tính lãi, mà trả dần bằng sản phẩm.

Công ty còn đào tạo kiến thức nuôi bò chuẩn cho nông dân; hàng ngày cử các cán bộ thực địa xuống tận nhà dân thăm nom, giám sát, hướng dẫn cách chăm sóc bò, vệ sinh chuồng trại, tư vấn về thức ăn, thú y, gây giống...

Anh bàn ý định quay lại nghề nuôi bò sữa với vợ thì bị gạt đi. Dư trấn “bão Melamin” với hàng thùng sữa tươi đổ đi mỗi ngày khiến chị sợ hãi. Tuy nhiên, anh Khanh vẫn rất tin tưởng vào thành công vì ngoài hỗ trợ vốn và kỹ thuật, công ty hứa sẽ thu mua sữa ổn định với giá cao. Anh lặng lẽ đăng ký vay mượn để mua một đôi bò sữa, rồi đi học không sót một buổi phổ biến kiến thức nào. Nhớ lại những buổi học thú vị, anh kể: "Khi đi học tập phổ biến kinh nghiệm nuôi bò theo bộ tiêu chuẩn Love’in Farm, nông dân chúng tôi rất ngạc nhiên khi cán bộ kỹ thuật phổ biến việc xây sân chơi riêng cho bò.

Trước giờ, tôi chỉ nghĩ sân chơi chỉ dành cho trẻ con thành phố. Hóa ra khoảng sân rộng cho bò sẽ giúp chúng không bị các bệnh về móng, khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, kéo theo sản lượng sữa tăng cao".

Thức đêm dậy sớm với 2 con bò, chỉ sau một năm anh đã có lãi. Cầm những đồng lãi đầu tiên, anh Khang cảm giác như mơ, vững tin hơn vào con đường đã chọn. Anh hào hứng kể: “Khi nuôi theo bộ tiêu chuẩn của Nông Trại bò sữa Việt, bò ít nhiễm bệnh, béo khỏe và cho sữa rất năng suất. Khi đó vợ tôi cũng vững dạ, mạnh dạn vay vốn để mua thêm 4 con bò nữa, nhờ vậy thu nhập bình quân đã tăng 30 triệu đồng một tháng”.


Sân chơi dành cho bò.

Vợ chồng anh tích cóp vốn thuê được 2 ha trồng cỏ cho bò. Đến năm 2011, đàn bò tăng lên 22 con, trong đó có 14 con khai thác sữa với sản lượng bình quân 250 kg một ngày, trừ chi phí mỗi tháng anh bỏ ra 40 triệu đồng. Năm 2012, tổng đàn bò là 27 con, dự kiến đến cuối 2013 anh sẽ có 40 con bò sữa.

Ngắm đàn bò béo mượt, giọng anh Thanh xúc động: “Bò sữa đã làm thay đổi cuộc sống của gia đình tôi. Nếu không đến với nghề này, có lẽ tôi khó lòng chăm lo được cho các con như ngày hôm nay”.

Trời không phụ người chịu khó, từ một người phải chạy ăn từng bữa, đến nay, anh Khanh được biết đến là một trong những triệu phú thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm tại Phú Châu, Ba Vì. Anh luôn tâm niệm là một nông dân thành công nhờ bò nên phải biết ơn chúng. Theo anh Khanh, chất lượng sữa tươi nguyên liệu là quan trọng nhất nên phải chăm bò, chuồng trại tốt nhất để đảm bảo bò luôn cho sữa chất lượng tới người tiêu dùng.

Ai đến thăm nhà, anh cũng hồ hơi khoe tài sản quý báu của mình: quy trình nuôi bò sữa nông hộ chuyên nghiệp: chuồng bò sạch tinh tươm, máy vắt sữa, dụng cụ vắt sữa được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp trên giá để đồ, có cả bảng lịch vệ sinh, vắt sữa và cho bò ăn. Theo anh Khanh, Ba Vì được ví là cái “rốn sữa” của cả nước, đang ngày một thay da đổi thịt nhờ nghề nuôi bò sữa. Vài năm trở lại đây, rất nhiều hộ gia đình thoát nghèo và trở thành những triệu phú nông dân kể từ khi gắn bó với nghề nuôi bò theo mô hình Nông trại bò sữa Việt.

Mô hình Nông trại bò sữa Việt sẽ tiếp tục được Công ty cổ phần Sữa Quốc tế nhân rộng đến nhiều tỉnh thành trên cả nước như Gia Lâm (Hà Nội), Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Tây, Lâm Đồng, Vũng Tàu, Củ Chi (TP HCM)… trong giai đoạn hai từ năm 2013 đến 2020. Với tổng số vốn 600 tỷ đồng, chương trình Nông trại bò sữa Việt Love’in Farm là cam kết lâu dài của IDP giúp người nông dân làm chủ được kỹ thuật chăn nuôi chuyên nghiệp đảm bảo nguồn sữa tươi nguyên liệu bền vững. Qua đó phát triển được một mô hình kinh tế phát triển bền vững làm xuất hiện ngày càng nhiều triệu phú nông dân.

<>Phương Thảo / vnexpress.net


Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú chăn nuôi tuổi 30
Tỷ phú chăn nuôi tuổi 30
Tỷ phú chăn nuôi tuổi 30

(Cổng ĐT HND) - Chúng tôi tìm đến thăm trang trại tổng hợp lợn siêu và vịt trời của anh Hoàng Văn Điền – hội viên, nông dân xóm 1, thôn Hồng Phong, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình với quy mô gần 2 ha lúc nào...

Gắn kết chăn nuôi nhỏ lẻ vào chuỗi sản xuất
Gắn kết chăn nuôi nhỏ lẻ vào chuỗi sản xuất
Gắn kết chăn nuôi nhỏ lẻ vào chuỗi sản xuất

Đây chính là mấu chốt để phát huy vai trò chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ dân ở nông thôn. Bởi trong những năm tới loại hình chăn nuôi này vẫn tiếp tục giữa vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi Việt Nam, nên cần phải có chính...

Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng
Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng
Lưu ý nuôi vịt đẻ trứng

(Người Chăn Nuôi) - Hiện, nuôi vịt hướng trứng được nhiều hộ gia đình lựa chọn để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.