(Người Chăn Nuôi) – Tác động của bệnh tiêu chảy do nhiễm độc tố đường ruột Enterotoxin trên heo con và gà thịt gây bất lợi cho tăng trưởng, sức khỏe và phát triển tổng thể của vật nuôi.
Trong khi độc tố nấm mốc Mycotoxin xuất hiện trên mọi diễn đàn và trở thành vấn đề nóng thu hút quan tâm của ngành dinh dưỡng chăn nuôi, thì độc tố đường ruột Enterotoxin lại bị xem nhẹ. Thực tế, Enterotoxin cũng tác động mạnh mẽ đến vật nuôi và gây rối loạn như độc tố nấm mốc. Tất cả các độc tố ruột Enterotoxin có thể phá vỡ hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng và nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác, dẫn đến dịch bệnh, nếu nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Enterotoxin gây tiêu chảy thế nào
Những Enterotoxin phổ biến nhất chủ yếu được sản sinh ra bởi các vi khuẩn quen thuộc hiện nay như Escherichia coli (E.coli), Salmonella và Clostridium perfringens. Những loại vi khuẩn này cũng gây bệnh nghiêm trọng trên gà thịt và heo con qua cơ chế xâm chiếm đường ruột của vật nuôi, làm nhiễm trùng và giải phóng độc tố ruột.
Cơ chế độc tố ruột gây tiêu chảy đã được ghi nhận rõ ràng. Khi những độc tố này được vật nuôi hấp thụ, chúng sẽ nhắm vào các tế bào cụ thể ở ruột, sau đó cản trở quá trình hấp thu và bài tiết bình thường của chất lỏng, chất điện giải trong ruột, dẫn đến tình trạng mất cân bằng. Hậu quả, quá nhiều chất lỏng bài tiết vào đường ruột, ức chế sự hấp thu chất lỏng này trở lại cơ thể. Sự mất cân bằng này kéo theo tích tụ nhanh của phân lỏng, dẫn đến tiêu chảy.
Ngoài ra, Enterotoxin có thể làm tổn thương biểu mô ruột, làm các triệu chứng thêm trầm trọng và ngăn cản hấp thụ chất dinh dưỡng thích hợp. Rõ ràng, tác động của bệnh tiêu chảy do Enterotoxin trên heo con và gà thịt gây bất lợi cho sự tăng trưởng, sức khỏe và phát triển tổng thể của vật nuôi. Kiểm soát và quản lý tình trạng này có ý nghĩa quan trọng đối với ngành chăn nuôi, đặc biệt khi các chất kháng sinh kích thích tăng trưởng đang bị loại bỏ dần.
Hạn chế của AGPs và sản phẩm thay thế
Các kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs) đã quá quen thuộc với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm toàn thế giới. Đây cũng là giải pháp được sử dụng lâu đời để thúc đẩy tăng trưởng, ngăn ngừa dịch bệnh, gồm cả tiêu chảy do độc tố ruột gây ra. Tuy nhiên, lạm dụng AGPs dẫn đến nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Một trong những lý do chính dẫn đến lệnh cấm sử dụng AGPs là gây kháng kháng sinh trên cả vật nuôi và người sử dụng thực phẩm từ vật nuôi đó, dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng. Châu Âu đã ban hành lệnh cấm AGPs vào năm 2006, đồng thời thúc đẩy công cuộc tìm kiếm các chất thay thế hiệu quả và an toàn hơn. Ngày nay, nhiều sản phẩm thay thế kháng sinh đã có mặt trên thị trường, nhưng không phải tất cả đều mang lại hiệu quả như nhau.
Axit benzoic và hiệu lực chống bài tiết
Hãng công nghệ sinh học Insighter của Trung Quốc đã phát triển một giải pháp cải tiến để chống lại dịch bệnh tiêu chảy do độc tố ruột gây ra ở vật nuôi. Họ sử dụng axit benzoic giải phóng vào ruột và chứng ninh tác dụng chống bài tiết đáng kể trong ruột của heo con và gà thịt. Axit benzoic giải phóng vào ruột đã ngăn chặn quá trình tiêu hóa ở dạ dày (pH axit) và đường tiêu hóa trên (pH kiềm). Vì vậy, nó khác các sản phẩm axit benzoic có lớp phủ chỉ có khả năng kháng axit.
Insighter cho biết thêm, quá trình giải phóng axit benzoic bắt đầu ở phần dưới của ruột non rồi giải phóng hoàn toàn ở ruột sau, nơi có phần lớn vi khuẩn gây bệnh. Do đó, ở liều lượng như nhau trong thức ăn, nồng độ axit benzoic giải phóng qua ruột sau lớn hơn nhiều so với axit benzoic tự do. Việc phân phối có mục tiêu này đảm bảo axit benzoic phát huy tác dụng ngăn bài tiết chính xác ở những nơi xảy ra tiêu chảy do độc tố ruột.
Ngoài hiệu quả cao, một ưu điểm quan trọng của axit benzoic giải phóng trong ruột là khả năng giảm sinh khả dụng của axit benzoic trong đường tiêu hóa trên, từ đó giải quyết hai vấn đề quan trọng: độc tính mãn tính và mục tiêu chính xác của axit benzoic.
Độc tính mãn tính liên quan đến việc hấp thụ quá nhiều axit benzoic ở đường tiêu hóa, kéo theo vấn đề nhiễm độc gan, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tăng trưởng của gia súc và gia cầm. Axit benzoic giải phóng qua đường ruột theo cơ chế có kiểm soát nên có thể ngăn ngừa các độc tính mãn tính này.
Axit benzoic giải phóng vào ruột không tan trong nước, không mùi, không vị và có độ ổn định cao. Do không giải phóng trong thức ăn hay miệng của động vật, nên không ức chế sự ngon miệng cũng như phản ứng với các thành phần thức ăn. Bằng cách cung cấp axit benzoic nhắm đến đường tiêu hóa dưới, nên sản phẩm của Insighter đi đến vị trí mục tiêu một cách hiệu quả. Mục tiêu chính xác này giúp tăng cường tác dụng chống bài tiết của axit benzoic, giúp chống lại bệnh tiêu chảy do độc tố ruột gây ra.
Liều lượng thấp axit benzoic giải phóng vào ruột không gây chết hoặc làm giảm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh mà vô hiệu hóa vi khuẩn này bằng cách ngăn chặn sự bài tiết dịch quá mức trong ruột. Đây chính là điểm khác biệt giữa axit này với các loại AGPs và sản phẩm thay thế. Cách tiếp cận sáng tạo này tận dụng hiệu lực chống bài tiết của axit benzoic, đồng thời giảm thiểu sinh khả dụng của nó trong đường tiêu hóa trên có liên quan đến nhiễm độc gan mãn tính.
Một ưu điểm quan trọng của axit benzoic giải phóng trong ruột là khả năng giảm sinh khả dụng của axit benzoic trong đường tiêu hóa trên, từ đó giải quyết hai vấn đề quan trọng: độc tính mãn tính và mục tiêu chính xác của axit benzoic.
Tuấn Minh
(Theo Feednavigator)
Có thể bạn quan tâm
Chi phí và nguồn cung các nguyên liệu thức ăn chính như ngô và khô đậu liên tục biến động đang gây không ít khó khăn cho nhà sản xuất. Bổ sung enzyme giúp thức ăn thay thế dễ tiêu hóa hơn và duy trì hiệu quả.
Lạ mà quen, độc đáo mà hiệu quả. Chỉ cần một không gian nhỏ, ít vốn đầu tư; nhiều nông dân Phú Thọ đã thành công khi biến thú vui nuôi dế - loài côn trùng dân dã, thân thuộc tại các vùng quê trở thành mô hình nông nghiệp...
Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET