Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Bắc Giang: Chủ động khôi phục đàn vật nuôi sau bão số 3

Cập nhật: 14/09/2024, 16:33:58


Tỉnh Bắc Giang yêu cầu các sở, đơn vị, địa phương trong tỉnh chủ động các giải pháp khắc phục, khôi phục đàn vật nuôi sau bão số 3. Ảnh: ST

(Người Chăn Nuôi) – Ngày 10/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang có Công điện số 5085/UBND-NN gửi các sở, đơn vị, địa phương trong tỉnh, đề nghị chủ động khắc phục, khôi phục đàn vật nuôi sau ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Trong công văn nêu rõ, mấy ngày vừa qua, bão số 3 đã đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, trong đó có Bắc Giang, gây ra những đợt mưa lớn, lũ lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng.

Để nhanh chóng khôi phục sản xuất, ổn định sinh kế cho người dân và thực hiện chỉ đạo tại Công văn số 6671/BNN-CN ngày 09/9/2024 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác chủ động khắc phục, khôi phục cho đàn vật nuôi sau cơn bão số 3, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu.

Sở NN&PTNT phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban ngành, đoàn thể liên quan triển khai tích cực các biện pháp khắc phục, giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh; thực hiện hỗ trợ kịp thời cho người sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Đồng thời, cử ngay đoàn công tác đến các địa phương trong tỉnh đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn biện pháp khắc phục thiệt hại, khôi phục chăn nuôi và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Tăng cường chỉ đạo chuyên môn, thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, tiêm phòng vaccine, kiểm dịch vận chuyển, kiểm tra, kiểm soát hoạt động giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y sản phẩm động vật và an toàn vệ sinh thực phẩm trong các tháng từ nay đến cuối năm.

Bên cạnh đó, tổng hợp số liệu thiệt hại vật nuôi do bão, lũ và kết quả công tác khắc phục, khôi phục đàn vật nuôi sau bão, lũ của các huyện, thị xã, thành phố, báo cáo UBND tỉnh và Bộ NN&PTNT theo quy định.

Sở Tài chính chủ động tham mưu UBND tỉnh cân đối cấp bù kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện hỗ trợ kịp thời cho người sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh và các quy định hiện hành.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND cấp xã và cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả các biện pháp khắc phục thiệt hại do bão, lũ cho đàn vật nuôi trên địa bàn. Phương châm nước rút đến đâu vệ sinh tới đó, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị bão, lũ ngập, tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Cùng với đó, cần tiếp tục triển khai tiêm phòng định kỳ đến tận các thôn, xóm, hộ chăn nuôi; chủ động giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp vật nuôi mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh… Ngoài ra, cử ngay các đoàn công tác đến các xã, phường, thị trấn kiểm tra việc thực hiện các biện pháp khắc phục, khôi phục đàn vật nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi bằng các nguồn lực sẵn có tại địa phương.

Chủ động sử dụng nguồn ngân sách dự phòng của địa phương để phục vụ kịp thời cho công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ theo quy định; xây dựng các giải pháp khắc phục phù hợp với điều kiện ở địa phương. Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thống kê đầy đủ số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại do thiên tai gây ra theo Thông tư Liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Liên Bộ NN&PTNT và Bộ Kế hoạch – Đầu tư về Hướng dẫn thống đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra (có Thông tư kèm theo); thực hiện hỗ trợ kịp thời cho người sản xuất theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Thường xuyên cập nhật, theo dõi sát diễn biến thời tiết, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi qua các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi biết, không chủ quan, bị động trong việc khắc phục, khôi phục đàn vật nuôi. Cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đồng bộ các biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn cấp trên.

Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 1 triệu con heo, hơn 20 triệu con gia cầm và nhiều đàn trâu, bò, ngựa. Tổng hợp nhanh tại huyện Lục Nam, đến 17 giờ, ngày 8/9, toàn huyện có khoảng 6.500 con gia cầm chết (riêng hai xã Bình Sơn và Lục Sơn có khoảng 3.000 con gà, vịt bị chết, lũ cuốn trôi). Thiệt hại về đàn vật nuôi do bão số 3 hiện đang được các địa phương trong tỉnh tiếp tục thống kê.

Minh Khuê


Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi an toàn sinh học: Hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro
Chăn nuôi an toàn sinh học: Hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro
Chăn nuôi an toàn sinh học: Hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro

(Người Chăn Nuôi) - “Chăn nuôi an toàn sinh học là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi”, đó là chia sẻ của ông Pawin Padungtod (ảnh), Điều phối viên Kỹ thuật Cao cấp của Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát khẩn cấp...

Thành triệu phú nhờ chăn nuôi giỏi
Thành triệu phú nhờ chăn nuôi giỏi
Thành triệu phú nhờ chăn nuôi giỏi

(Dân Việt) - Là người có ý chí vượt khó, ham học hỏi, dám nghĩ dám làm, anh Lê Thế Tĩnh (30 tuổi), ở thôn 3, xã Định Hải, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), mỗi năm thu nhập vài trăm triệu đồng từ mô hình chăn nuôi.

Cà Mau: Nuôi dê trên vùng đất mặn
Cà Mau: Nuôi dê trên vùng đất mặn
Cà Mau: Nuôi dê trên vùng đất mặn

Là vùng đất ngập mặn quanh năm, thế mạnh của địa phương là con tôm, con cua, con cá và rừng ngập mặn; nông dân vừa nuôi vừa đánh bắt thuỷ sản, vừa bảo vệ rừng...