Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH CẦU TRÙNG GÀ (Coccidiosis)

Cập nhật: 10/11/2013

1. Sơ lược bệnh

        Bệnh cầu trùng gà là dạng bệnh cấp tính có khả năng gây nhiều thiệt hại cho đàn gà nhiễm. Tỉ lệ chết so với tỉ lệ ốm trong đàn do bệnh cầu trùng có thể lên tới 80 - 100%.

        Bệnh thường thấy và gây tác hại lớn cho gà ở độ tuổi từ 0 - 3 tháng tuổi, khi mới đầu khả năng chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh  thú y còn kém. Khi gà đã mắc bệnh thì khả năng hồi phục là rất kém, sau khi chữa trị con vật thường ở dạng mang ký sinh trùng, biểu hiện là gà chậm lớn, sản lượng trứng giảm rõ rệt.

2. Nguyên nhân

        Bệnh cầu trùng ở gà do 7 loài thuộc họ Eimeria gây nên  là:

E.acervulina

E.praecox

E.tenella

E.mitis

E.maxima

E.necatrix

E.hagani

 

Tuy có 7 loài gây bệnh, song qua thực tế thấy: loài E.tenella, E.mitis, E.necatrix, E.maxima nhiễm là chính.

3. Dịch tễ học

        -Gà thường nhiễm bệnh do nuốt phải các noãn nang có sức gây nhiễm ở trong thức ăn nước uống hoặc qua dụng cụ chăn nuôi…

        -Gà thường nhiễm ở mọi lứa tuổi, song thường là ở dạng mang ký sinh trùng. Nhiễm nặng và có sức gây hại lớn là ở gà từ 0 - 3 tháng tuổi.

        -Noãn nang ở trong đất có thể sống 4 - 9 tháng.

-Mùa phát bệnh thường là mùa ấm áp và mưa nhiều.

4. Triệu chứng lâm sàng

a. Cấp tính

Thường thấy ở gà con nhiễm bệnh. Chúng diễn biến từ vài ba ngày đến 1 - 3 tuần, tỉ lệ chết cao song rải rác. Ban đầu gà con ủ rũ, ít vận động, lông dựng thẳng lên, bỏ ăn hoặc ăn ít, lông quanh hậu môn bết dính lại. Cánh sã, uống nước nhiều, trong diều gà chứa nước, mào thẫm màu. Trong phân (chủ yếu là nước) có vệt, cục máu đỏ tươi.

 

b. Mạn tính                    

Thường xảy ra ở gà lớn hoặc gà dò. Thường gà bị gày còm, giảm đẻ, trong phân có vệt máu. Hầu như gà ít bị chết.

5. Bệnh tích

Thường ít rõ ràng, có một số biểu hiện như sau: mào, niêm mạc gà nhợt nhạt, xác chết gày. Niêm mạc ruột bị phá huỷ, đôi khi thành ruột bị dày lên do viêm tăng sinh, đôi khi có xuất huyết điểm.

6. Chẩn đoán

a. Chẩn đoán lâm sàng

        Để chẩn đoán bệnh cầu trùng gà, người chăn nuôi phải hết sức chú ý từng động tác của gà, cần chú ý về mặt dịch tễ bệnh học. Mặc dù vậy, phương pháp này độ chính xác không đảm bảo.

b. Chẩn đoán xét nghiệm

Để chẩn đoán bệnh một cách chính xác, cần phải làm các xét nghiệm để tìm noãn nang. Hiện nay, chủ yếu vẫn dùng phương pháp truyền thống là phù nổi để tìm các noãn nang trong phân.

7. Cách lấy mẫu bệnh

        Khi thấy gà có triệu chứng ghi ngờ, cần cách ly, sau đó chú ý lúc gà thải phân, dùng túi nilon lấy và đựng, buộc kín, ghi rõ tên vật, tuổi, chủ hộ… bảo quản lạnh (phích đá) rồi đem đến phòng, ban chuyên môn đề nghị xét nghiệm .

8. Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh: Nên đổi thuốc để đề phòng kháng thuốc

+ Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.

+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; Diệt nha bào bằng cách đốt nền chuồng khi đưa đàn mới hoặc phun thuốc sát trùng như: Hupha-Iodin 10%.

+ Tiêm vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Phòng bằng thuốc: Liên tục đến 60 ngày tuổi (bắt đầu từ 5-7 ngày tuổi):

     1. Hupha-cox 2,5%: pha 0,5ml/lit nước uống/ngày/2 ngày, nghỉ 5 ngày. Kết hợp uống Hupha-Vitamix: 0,2-0,3ml/lit nước để nâng cao sức kháng.

     2. Hoặc dùng Hupha- SCP cầu trùng theo liệu trình: pha 0,5g/lit nước cho gia cầm uống 3 ngày, nghỉ 5 ngày. Kết hợp uống Hupha-Vitamix: 0,2-0,3ml/lit nước nâng cao sức kháng.

 -Trị bệnh: Theo nguyên tắc cầm máu, bổ sung nước và chất điện giải, tăng cường sức đề kháng, bù đủ năng lượng. Rồi mới diệt cầu trùng và các loại vi khuẩn đường kế phát.

+ Cho uống Hupha-Điện giải, Gluco-C với liều điều trị: 3,5g/1,5 lit nước uống. Pha uống cả ngày.

* Phác đồ 1: Hupha-cox 2,5%: pha 1ml/+1g Hupha- Nor-C /lit nước uống/ngày/2 ngày, nghỉ 3 ngày. Dùng tiếp 2 ngày nữa là khỏi. Kết hợp uống Hupha-Vitamix: 0,2-0,3ml/lit.

* Phác đồ 2: Trộn 1g Hupha-SCP-cầu trùng+1g Hupha- Nor-C /lít nước uống (hoặc 1ml Hupha cox 2,5%+1ml E-10.000-U/lít nước) uống trong 3-5 ngày.

     Có thể thay Hupha - Nor-C bằng Hupha - Colimox; Neodox.

+  Bổ sung  Siêu tăng trọng gà vịt ngan ngỗng vào thức ăn: 0,5-1g/kg thức ăn và cho uống kết hợp: 4g Bổ gan+2g Men tiêu hóa sống hòa chung vào 1 lít nước để uống, giải độc, khôi phục hệ vi sinh vật có lợi đường ruột.

 


Có thể bạn quan tâm

BỆNH NIU CÁT XƠN (Newcastle disease)
BỆNH NIU CÁT XƠN (Newcastle disease)
BỆNH NIU CÁT XƠN (Newcastle disease)

Bệnh Niu- cát- xơn ( Newcastle) hay còn gọi là bệnh “Gà rù” do vi rut gây ra:

BỆNH THƯƠNG HÀN, PHÓ THƯƠNG HÀN VÀ BẠCH LỴ (Fowl Typhoid - Para Typhoid - Pullorum disaese)
BỆNH THƯƠNG HÀN, PHÓ THƯƠNG HÀN VÀ BẠCH LỴ (Fowl Typhoid - Para Typhoid - Pullorum disaese)
BỆNH THƯƠNG HÀN, PHÓ THƯƠNG HÀN VÀ BẠCH LỴ (Fowl Typhoid - Para Typhoid - Pullorum disaese)

- Bệnh thương hàn gà gây ra do vi khuẩn Salmonella gallinarum. - Bệnh phó thương hàn gà gây ra do vi khuẩn Salmonella typhimurium. - Bệnh bạch lỵ gà gây ra do vi khuẩn Salmonella pullorum.

BỆNH ĐẬU GÀ (Avian pox)
BỆNH ĐẬU GÀ (Avian pox)
BỆNH ĐẬU GÀ (Avian pox)

Do virus thuộc nhóm Avipox gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân, lúc tiết trời khô. Gà con 1 - 3 tháng rất cảm nhiễm với bệnh.