Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH CẦU TRÙNG Ở LỢN (Swine Coccidiosis)

Cập nhật: 11/12/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 1.      Phân bố

Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) đường ruột của lợn được  phát hiện lần đầu tiên do  Zum và Rivolta (1878). Năm 1920, bệnh được Dowes mô tả và năm sau (1921 ) cũng tác giả này đặt tên cho loài cầu trùng đầu tiên gây bệnh cho lợn là Eimeria dibliecki. Sau đó, các chuyên gia ký sinh trùng đã điều tra, xác định được một số loài cầu trùng ký sinh, gây bệnh cho lợn ở nhiều nước trên thế giới thuốc 3 giống Eimeria, Isospora và Cryptosporidium (Lapage 1968; Levine, 1978).

Ở nước ta bệnh cầu trùng ở lợn chưa được nghiên cứu nhiều. Cho đến nay, mới có một số ít chuyên gia thú y quan sát và mô tả bệnh cầu trùng ở lợn con do Eimeria diblieck ở một số cơ sở chăn nuôi lợn các tỉnh phía bắc (Trịnh Văn Thịnh, 1966).

2.      Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh cầu trùng lợn hiện đã xác định được 16 loài cầu trùng phân bố ở các khu vực trên thế giới, trong đó có 9 loài chủ yếu có động lực gây bệnh như sau đây:

Loài

Kích thước (µm)

Màu sắc, hình dạng

-         Loài E.dibliecki

25 x 17

Màu hạt

-         Loài E. neodibliecki

21 x 16

Hình ellipe, màu vàng

-         Loài E.perminuta

13 x 12

Hình cầu, màu vàng

-         Loài E.polita

27 x 21

Hình ellipe, màu vàng nhạt

-         Loài E.porci

22 x 16

Hình trứng, màu vàng

-         Loài E.scabra

32 x 23

Hình trứng, màu vàng, nâu

-         Loài E.spinosa

23 x 13

Hình trứng, màu vàng

-         Loài E.suis

17 x 13

Hình ellipe, màu nhạt

-         Loài Isosporasuis

20 x 17

Hình cầu, màu nhạt

3.   Chu kỳ sinh học

Các giai đoạn phát triển của cầu trùng hết sức phức tạp bao gồm: giai đoạn phát triển vô tính ( Schizogony) và giai đoạn phát triển từ noãn nang (Oocyst) thành noãn nang cảm nhiễm ở môi trường tự nhiên với độ ẩm 80 -85%, nhiệt độ 15- 30ºC, đủ oxy. Thời gian từ khi noãn nang cảm nhiễm nhập vào cơ thể lợn, phát triển trong tổ chức ruột non cho đến khi trưởng thành thải noãn nang ra môi trường khoảng 5 ngày. Thời gian thải noãn nang kéo dài 7 ngày ( Richard C. Meyer, 1996).

4.      Bệnh lý và lâm sàng

Bệnh lý

Sau khi vào cơ thể lợn qua thức ăn, nước uống, noãn nang cảm nhiễm xâm nhập vào tế bào nhung mao ruột phát triển các giai đoạn, phá hoại tổ chức ruột bằng cách cơ giới, đồng thời tiết ra độc tố và các men (enzyme) dung giải mô ruột, gây độc cho cơ thể lợn, dẫn đến viêm ruột, xuất huyết mà biểu hiện rõ rệt là ỉa chảy, phân có nhiều dịch nhầy và máu.

Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh từ 5-6 ngày.

Lợn thể hiện: mệt nhọc, ăn kém, uống nước nhiều; sau đó, ỉa lỏng, phân màu vàng xám, có nhiều dịch nhày, lẫn máu. mỗi lần ỉa, con vật  thường cong lưng, cong đuôi rặn, phân chỉ ra ít mỗi lần ít.

Vật bệnh mất nước, mất máu và rối loạn điện giải, có thể chết do kiệt sức sau 4-5 ngày phát bệnh. Lợn bị mắc bệnh thường ở lứa tuổi từ 1 -4 tuần lễ, đặc biệt là lợn từ 7- 10 ngày tuổi.

Lợn con nếu khỏi bệnh cũng hồi phục chậm, giảm tăng trọng so với lợn bình thường. Tỷ lệ chết của lợn bệnh tuỳ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể lợn và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc. Ở các trại chăn nuôi bị ô nhiễm, tỷ lệ lợn nhiễm cầu trùng có thể lên 50- 75% và tỷ lệ chết của lợn bệnh từ 20 -40% ( Kaufmann, 1996; Jame McKean, 1996).

Bệnh sẽ trở nên trầm trọng nếu như ở lợn bệnh có nhiễm trùng ruột thứ phát do E.coli và Salmonella spp.v… Và tỷ lệ chết có thể đạt 90 – 100 % lợn bệnh.

Bệnh tích:

Mổ khám lợn bệnh thấy niêm mạc ruột viêm loét, tróc lớp nhung  mao ruột, xuất huyết do mao mạch ruột bị phá huỷ. Do vậy, lợn bệnh có nhiều dịch nhày, lẫn máu trong ruột và thái theo phân ra ngoài.

5.         Dịch tễ

-                Lợn ở các lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng . Lợn con từ 1- 4 tuần tuổi thường bị nhiễm cầu trùng và phát bệnh với tỷ lệ cao hơn lợn trưởng thành. Đặc biệt, lợn lứa tuổi từ 1 -10 ngày bị bệnh cầu trùng có tỷ lệ chết cao từ 20- 40% số lợn bệnh. Lợn nái và lợn trưởng thành tuy bị nhiễm cầu trùng nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng do đó là nguồn tang trữ và  truyền bá mầm bệnh trong tự nhiên…

-                Bệnh cầu trùng lây nhiễm qua đường tiêu hoá. Lợn khoẻ ăn thức ăn hoặc nước có noãn nang cảm nhiễm sẽ bị nhiễm cầu trùng. Các loài cầu trùng có độc lực gây bệnh khác nhau. Lợn bị bệnh tuỳ thuộc vào độc lực của loài cầu trùng mà chúng cảm nhiễm; sức đề kháng của lợn với mầm bệnh và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cơ sở chăn nuôi.

-                Các cơ sở chăn nuôi lợn mà điều kiện vệ sinh kém, bị ô nhiễm mầm bệnh, thường có tỷ lệ lợn nhiễm cầu trùng cao hơn và bị thiệt hại hơn về kinh tế.

-                Bệnh cầu trùng lây nhiễm quanh năm nhưng thường tập trung vào các tháng cuối xuân sang hè và cuối mùa thu, khi thời tiết nóng ẩm ( nhiệt độ từ 15 - 30ºC, ẩm độ 80 – 85%, đủ oxy) là điều kiện thuận lợi cho cầu trùng phát triển noãn nang đến giai đoạn cảm nhiễm ở môi trường tự nhiên ( J.Kaufmann, 1996).

6.      Chẩn đoán

-          Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào lứa tuổi nhiễm cầu trùng của lợn từ 1- 30 ngày và các triệu chứng lâm sàng đặc trưng: ỉa chảy, phân có máu tươi và thể hiện triệu chứng lỵ: là những căn cứ để chẩn đoán bệnh.

-          Chẩn đoán phòng thí nghiệm: Xét nghiệm phân, tìm noãn nang cầu trùng theo phương pháp pháp phù nổi ( Fulleborn). Để phân loại các cầu trùng, nuôi cấy noãn nang và theo dõi các giai đoạn phát triển của chúng đến bào tử thể (Zygote).

-          Chẩn đoán phân biệt: cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh viêm ruột gây ỉa chảy của lợn: bệnh do E.coli, Salmonella spp, Rotavirus, vius TGE… bằng các phương pháp xét nghiệm, xác định nguyên nhân gây bệnh ở lợn.

7.      Phòng bệnh

+ Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.

+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ; Diệt nha bào bằng cách đốt nền chuồng khi đưa đàn mới hoặc phun thuốc sát trùng như: Hupha-Iodin 10%.

+  Đặc biệt nên phòng bằng thuốc cho lợn con bắt đầu từ 3-5 ngày tuổi cũng để chống các vi khuẩn kế phát gây bệnh tiêu chảy làm giảm đầu con và trọng lượng con xuất chuồng. Dùng một trong hai loại thuốc sau:

     1. Hupha-cox 5%: pha 0,5ml/2,5Kg TT/ngày; 4 giọt/Kg tt. 2 ngày liên tục.

     2. Hoặc dùng Hupha- SCP cầu trùng theo liệu trình: pha 0,5g/lit nước; 2g/kg thức ăn cho 3 ngày liên tục.

 +    Bổ sung cho uống kết hợp: 4g Bổ gan + 2g Men tiêu hóa sống hòa chung vào 1 lít nước uống, giải độc, khôi phục hệ vi sinh vật có lợi đường ruột.

8.   Trị bệnh: Theo nguyên tắc cầm máu, bổ sung nước và chất điện giải, tăng cường sức đề kháng, bù đủ năng lượng. Rồi mới diệt cầu trùng và các loại vi khuẩn đường kế phát.

  + Cho uống Hupha-Điện giải, Gluco-C với liều điều trị: 3,5g/1,5 lit nước uống . Pha uống cả ngày.

* Phác đồ 1: Hupha-cox 5%: pha 1ml/2,5Kg TT/ngày; 8 giọt/Kg tt. Buổi chiều Kết hợp Huphafloxacin hoặc Colimox  2-4 ngày liên tục.

 * Phác đồ 2: Trộn 1g Hupha-SCP-cầu trùng /lít nước uống; 2g/kg thức ăn  trong 5-10 ngày. Buổi chiều Kết hợp Huphafloxacin hoặc Colimox.

     Có thể thay bằng các kháng sinh sau: Hupha – Nor-C; Neodox.

  +  Bổ sung cho uống kết hợp: 4g Bổ gan + 2g Men tiêu hóa sống hòa chung vào 1 lít nước uống, giải độc, khôi phục hệ vi sinh vật có lợi đường ruột.

 


Có thể bạn quan tâm

BỆNH VIÊM DẠ DÀY - RUỘT TRUYỀN NHIỄM Ở LỢN (Trasmissable gastroenteritis - TGE)
BỆNH VIÊM DẠ DÀY - RUỘT TRUYỀN NHIỄM Ở LỢN (Trasmissable gastroenteritis - TGE)
BỆNH VIÊM DẠ DÀY - RUỘT TRUYỀN NHIỄM Ở LỢN (Trasmissable gastroenteritis - TGE)

Bệnh viêm ruột - dạ dày truyền nhiễm ở lợn (TGE) là một bệnh diễn biến cấp tính và lây lan mạnh. Các biểu hiện đặc trưng là nôn mửa, tiêu chảy nghiêm trọng. Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều nhiễm bệnh, song ở lợn con 2 tuần...

BỆNH GIẢ DẠI (Aujeszky\'s disease)
BỆNH GIẢ DẠI (Aujeszky\'s disease)
BỆNH GIẢ DẠI (Aujeszky\'s disease)

Bệnh giả dại là bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh, do Herpesvirus gây ra, bệnh có tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao, đặc trưng là các dấu hiệu thần kinh và hô hấp.

BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ (Necrotic enteritis in chicken)
BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ (Necrotic enteritis in chicken)
BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ (Necrotic enteritis in chicken)

Đây là bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột do vi khuẩn Clostrium perfringens typ C (Gram +) gây ra ở gà thuộc mọi hình thức chăn nuôi. Ở trong các trường hợp cấp tính phân lập được vi khuẩn yếm khí Clostrium perfringens sinh độc tố α, β,...