Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

BỆNH THƯƠNG HÀN, PHÓ THƯƠNG HÀN VÀ BẠCH LỴ (Fowl Typhoid - Para Typhoid - Pullorum disaese)

Cập nhật: 10/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 1. Nguyên nhân

            - Bệnh thương hàn gà gây ra do vi khuẩn Salmonella gallinarum.

            - Bệnh phó thương hàn gà gây ra do vi khuẩn Salmonella typhimurium.

            - Bệnh bạch lỵ gà gây ra do vi khuẩnSalmonella pullorum.

Ba bệnh liên quan với nhau nhưng không đồng nhất.

 

 

2. Truyền lây

            Con đường truyền lây bởi gà giống mang trùng truyền qua trứng. Gà con nở ra từ trứng mắc bệnh sẽ mắc bệnh thương hàn, bạch lỵ, ỉa phân trắng, tỷ lệ chết cao.

            Truyền lây ngang quan trọng với gà bị thương hàn qua chất thải, xác chết gà bệnh, quần áo, dụng cụ chăn nuôi và các phương tiện vận chuyển, yếu tố con người.

            Gà, chim cút, ngan, vịt và một số loài gia cầm khác đều có khẳ năng bị bệnh.

3. Triệu chứng

            Lò ấp và máy ấp: Khi trứng bị nhiễm bệnh, tỷ lệ nở thấp, phôi nở ra yếu ớt hoặc bị sát phôi, gà con nở ra là bị mắc bệnh ngay. Vi khuẩn vào máu, các cơ quan phủ tạng làm gà chết hoặc yếu ớt, ủ rũ dần rồi chết. Phân màu trắng, đôi khi có hiện tượng khó thở do vi khuẩn theo máu vào phổi tác động. Gà chết có thể trên 20%, một số có biểu hiện què chân và có triệu chứng thần kinh. Sau một thời gian phân chuyển thành màu vàng.

            Gà lớn: Phân màu vàng, mào tím tái, giảm sản trứng, đẻ trứng méo mó, dị hình, do vi khuẩn bại huyết và vi khuẩn cư trú ở buồng trứng gây viêm teo buồng trứng.

4. Mổ khám

            Bệnh tích không có gì đặc trưng.

            Gà con chết, mổ ra thấy có nhiều nốt hoại tử trắng như đầu đinh ghim ở gan, lách, tim, phổi. Thành ruột dày, phủ một lớp bựa trắng.

            Gà mái đẻ, buồng trứng teo nhỏ đi, trứng non, dễ vỡ, hình dạng méo mó, trứng chuyển từ màu đỏ sang màu trắng, có xuất hiện các u nang buồng trứng.

5. Chẩn đoán

            Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các bệnh tích điển hình như hiện tượng chết phôi và đẻ non ở gà đẻ.

            Làm phản ứng huyết thanh học (phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính).

6. Phòng và trị bệnh

- Phòng bệnh: Thay đổi kháng sinh để đề phòng kháng thuốc

+ Nuôi phải tuân thủ qui trình an toàn sinh học.

+ Tiêm vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

+ Tẩy giun sán, cầu trùng đúng quy trình với: Hupha-Fasciola; Huphacox 2,5%.

+ Tăng sức đề kháng, giải độc tố nên uống kết hợp: 1g Multivitamix+2g Hupha-Điện giải+2g Bổ gan+1g Men tiêu hóa sống hòa chung vào 1 lít nước uống.

+ Định kỳ bổ xung kháng sinh phòng chống nhiễm khuẩn 1 tháng 2 lần, mỗi lần 2 ngày bằng một trong các loại kháng sinh sau:

    1. Hupha-Colimox: 0,5g/lít nước, uống 3 ngày.

    2. Hupha-Floral : 0,5g/lít nước, uống 3 ngày.

    3. E-10000-U:     0,5g/lít nước, uống 3 ngày. 

 

- Trị bệnh:

* Tách  những con nhiễm bệnh ra khỏi đàn.

* Giữ chuồng trại khô ráo sạch sẽ ấm vào đông thoáng mát vào mùa hè.

* Ăn các thức ăn dễ tiêu hóa.

 + Bù nước và điện giải bằng Hupha- Điện giải:  3,5g/lít nước uống.

 + Hạ sốt bằng Hupha- Paradol-B: 3g/10kgTT hoặc  3g/lít  nước uống.

 + Dùng kết hợp  kháng sinh theo một trong các phác đồ sau: 3-5 ngày liên tục

    1. Hupha-Colimox:  1g/lít nước uống.

    2. Hupha-Floral :     1g/lít nước uống.

    3. Tiêm  Hupha-Cefur; hoặc Hupha-Doflo LA hoặc Hupha-Amtin 1ml/10 KgTT/ngày

 

+ Bổ sung các thuốc bổ trợ trong suốt quá trình điều trị tránh hiện tượng còi cọc sau điều trị: 1g Multivitamix+2g Bổ gan+1g Men tiêu hóa sống hòa chung vào 1 lít  nước uống cả ngày.


Có thể bạn quan tâm

BỆNH GIUN ĐŨA GÀ (Ascaris avium)
BỆNH GIUN ĐŨA GÀ (Ascaris avium)
BỆNH GIUN ĐŨA GÀ (Ascaris avium)

Bệnh gây ra tác hại rất lớn bởi Ascaris galli, chúng thường ký sinh ở ruột non của gà, giun có màu vàng nhạt hoặc trắng.

BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (Infectious Bronchitis Disease - IB)
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (Infectious Bronchitis Disease - IB)
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN TRUYỀN NHIỄM (Infectious Bronchitis Disease - IB)

Bệnh gây ra do virus thuộc nhóm Coronavirus, nhóm virus này gây bệnh cho gà ở các lứa tuổi nhưng ở gà con mẫn cảm nhất. Khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh hoặc điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém thì gà hay bị mắc bệnh.

NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH MỔ KHÁM
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH MỔ KHÁM
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH MỔ KHÁM

Thời gian mổ khám càng sớm càng tốt. Tốt nhất là mổ khám ngay sau khi gia súc, gia cầm chết