Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Bình Thuận: Không xuất hiện ổ dịch trong chăn nuôi

Cập nhật: 22/07/2023, 13:07:12

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Bình Thuận: Không xuất hiện ổ dịch trong chăn nuôi

Theo Sở NN&PTNT Bình Thuận, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường.

Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 230 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, trong đó có 63 cơ sở chăn nuôi theo mô hình trang trại quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đảm bảo an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh. 6 tháng đầu năm 2023, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển khá so cùng kỳ năm trước, đàn bò ước tăng 3% (179.200/174.000 con); đàn heo ước tăng 9,1% (373.130/ 341.924 con); đàn gia cầm ước tăng 21,6% (6.499/5.345 ngàn con). Tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 48.235 tấn/KH 88.500 tấn (đạt 54,5% KH), tăng 17,8% so cùng kỳ.

Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được tập trung triển khai chặt chẽ. Từ đầu năm đến nay, triển khai tiêm phòng các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đạt 11.181.000 liều; kiểm dịch đạt 3.511.300 con động vật các loại; kiểm soát giết mổ đạt 30.830 con động vật các loại. Tiếp tục phối hợp với các địa phương chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, không xuất hiện các ổ dịch bệnh nguy hiểm.

M. Vân
Nguồn: Báo Bình Thuận


Có thể bạn quan tâm

Tỷ phú chăn nuôi ở Tân Tiến
Tỷ phú chăn nuôi ở Tân Tiến
Tỷ phú chăn nuôi ở Tân Tiến

BP - Năm 1992, ông Đỗ Bá Ngọc (1964) rời Thanh Hóa vào ấp An Hòa, xã Tân Tiến (Đồng Phú) lập nghiệp. Hơn 20 năm phấn đấu không mệt mỏi, đến nay ông đã thành “đại gia”, được người dân trong và ngoài xã biết đến với tài sản...

Khởi nghiệp từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng
Khởi nghiệp từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng
Khởi nghiệp từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng

Nhiều năm trồng và chăm sóc 5 sào cà phê nhưng hiệu quả kinh tế không cao, đôi lúc anh Niê Nhật Quốc (dân tộc Êđê, ở buôn Yôk, xã Ea H'đing, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk) cảm thấy nản.

Nguyễn Ngọc Danh: Làm giàu từ mô hình sản xuất đa con
Nguyễn Ngọc Danh: Làm giàu từ mô hình sản xuất đa con
Nguyễn Ngọc Danh: Làm giàu từ mô hình sản xuất đa con

Ông Nguyễn Ngọc Danh (xã An Phúc, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) là một trong những nông dân sản xuất giỏi cấp huyện 3 năm liền. Với 10 công đất áp dụng mô hình sản xuất đa con, mỗi năm ông Danh lãi hơn 200 triệu đồng.