Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Bỏ nghề tài xế về quê chăn nuôi kiếm hàng chục triệu mỗi tháng

Cập nhật: 02/09/2017

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Với cách làm “lấy ngắn nuôi dài”, đi chậm mà chắc, chàng thanh niên Trần Văn Hải đã tìm ra cho mình hướng phát triển kinh tế phù hợp. Hiện nay, anh đang từng bước xây dựng được một mô hình chăn nuôi tổng hợp và làm giàu trên quê hương mình. 

 

Trần Văn Hải (31 tuổi, ngụ tổ 8, thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai) là con út trong một gia đình thuần nông đông con và kinh tế không mấy khá giả. Sau khi tốt nghiệp lớp 12, trong khi chúng bạn đèn sách để chuẩn bị bước vào cánh cổng Đại học thì Hải lại xuống TPHCM, đi làm công nhân để kiếm tiền học nghề lái xe.

Sau một thời gian làm công nhân và học lái cực xe khổ, Hải cũng có được tấm bằng lái xe và bắt đầu công việc của mình. Thế nhưng trong thâm tâm Hải vẫn muốn tự mình làm chủ bản thân và giúp gia đình thoát nghèo. Vì vậy, trong suốt thời gian hơn 2 năm buôn ba với nghề tài xế, anh đã tích góp được một ít vốn để nuôi ước mộng về quê làm giàu.

Từ 50 triệu đồng vốn ban đầu

Năm 2012, Hải về quê bỏ vốn đầu tư lập mô hình chăn nuôi, với số vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng do anh kham khổ dành dụm. Lúc này, anh bắt tay vào tìm hiểu, tính toán những con vật nào dễ nuôi, ít rủi ro và có thời gian sinh trưởng ngắn cho thu nhập trước mắt. Và chim bồ câu Pháp được anh chọn lựa.

Trần Văn Hải tâm sự: “Với 50 triệu đồng bước đầu tôi đầu tư làm chuồng trại và mua 50 cặp chim bồ câu Pháp về nuôi. Từ đó, đàn bồ câu cứ thế sinh sản và tôi chọn những cặp đẹp để lại làm giống tiếp tục gây đàn. Số còn lại, tôi đem bán để mua thức ăn cho chim và gom góp để đầu tư nuôi các loại khác”.

Đến nay, anh Hải đã có đàn bồ câu giống với hơn 200 cặp. Việc anh chọn chim bồ câu để khởi nghiệp không phải là ngẫu nhiên, mà được anh tính toán kỹ lưỡng từ trước. Vì theo anh, loài chim này rất dễ nuôi, ít bệnh nên hạn chế được rủi ro.

Anh Hải bên con gà đông tảo 5kg

Song, mục đích anh hướng tới vẫn là xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng tổng hợp (nuôi nhiều loại). Và anh bắt đầu chuyển sang nuôi gà Đông Tảo và chú trọng đầu theo quy mô trang trại.

Để gây dựng đàn gà Đông Tảo, Hải không những mệt mài vào mạng internet tìm hiểu thông tin, mà còn đích thân ra tận Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) để mua giống và tìm hiểu cách nuôi loại gà này.

Được tận mắt chứng kiến người dân nuôi gà Đông Tảo, nhìn những con gà nặng 7- 8kg, chân to bằng cổ tay và được bán với giá hàng chục triệu đồng, anh Hải đã mê mẩn và càng quyết tâm đầu tư vào loài gà “tiến vua” này.

Cũng từ đó, với 30 triệu đồng mang theo anh mua 20 quả trứng, 10 con gà con và 4 con gà lứa có trọng lượng từ 1,5 - 1,8 kg/con về nuôi. Đồng thời, anh cũng không quên tìm hiểu và ghi chép tỉ mỉ cách thức nuôi, phòng, chống bệnh và cả cách chăm sóc gà.

Trở về lại Lâm Đồng, anh đem trứng gà Đông Tảo cho gà ta ấp, sau hơn 20 ngày số trứng gà Đông Tảo mà anh mua về may mắn nở được 12 chú gà con và nâng tổng đàn gà lên 26 con.

Được chăm sóc tốt, đúng quy trình nên những chú gà Đông Tảo của anh lớn rất nhanh. Sau 9 tháng, trung bình mỗi con đạt trọng lượng từ 3,5 - 4,5 kg. Giờ đây, con nào con nấy có dáng hình bệ vệ, mập mạp, cặp chân vững chãi, anh Hải thấy lựa chọn của mình thật đúng đắn.

“Gà Đông Tảo rất hiền, không phá phách và chúng chỉ thích ăn các loại hạt như bắp, lúa và các loại rau muống, rau dền… nên nuôi không khó. Đối với cách chăm sóc, thì không cầu kì chỉ cần để chuồng thoáng mát, sạch sẽ về mùa nắng và ấm áp về mùa mưa rồi tiêm đầy đủ các loại vắc xin cho chúng.

Đàn gà Ai Cập trong mô hình chăn nuôi của anh Hải

Tuy nhiên, để nhân giống gây đàn là cả một sự công phu. Từ khâu cho ấp trứng, đến việc chăm sóc gà con đều rất quan trọng. Vì gà Đông Tảo con lông ít, nên phải biết cách giữ ấm cho chúng nếu không gà sẽ dễ bị chết. Với khí hậu ở Đạ Huoai (Lâm Đồng), về đêm cần có bóng điện để sưởi ấm cho gà thì mới đảm bảo”, anh Hải chia sẻ.

Đến thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Từ đàn gà Đông Tảo mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Hải. Hiện nay, trứng gà Đông Tảo được anh bán với giá 60 ngàn đồng/ quả. Còn gà thịt được bán với giá 350 - 400 ngàn đồng/kg. Riêng gà giống, đối với gà con 1 tuần tuổi có giá 100 ngàn đồng/con và gà lớn bán với giá 1,2 triệu đồng/kg”.

Từ hiệu quả kinh tế của hai mô hình chăn nuôi trước, với quyết tâm làm giàu, không dừng lại ở nuôi gà Đông Tảo và bồ câu Pháp. Cuối năm 2014, bằng số vốn xoay vòng, anh Hải đầu tư hơn 100 triệu đồng để mua thêm 200 con gà Ai Cập và 20 con dúi về nuôi.

Nói về giá trị kinh tế của gà Ai Cập, anh Hải cho biết: theo tìm hiểu của anh thì gà Ai Cập cũng là một giống gà có giá trị kinh tế cao và đang được phát triển mạnh tại các tỉnh Miền Tây.

Hiện nay trên thị trường, loại gà này được bán với giá 150 ngàn đồng/kg và trứng của chúng là 10 ngàn đồng/quả. Thức ăn, cách chăm sóc, phòng bệnh… cho gà Ai Cập giống hệt gà ta nên rất dễ nuôi. Đặc biệt, loại gà này lông nhiều nên sức đề kháng của chúng còn tốt hơn gà ta.

Hiện, mô hình kinh tế chăn nuôi tổng hợp của anh Trần Văn Hải đã nâng cao thu nhập cho gia đình anh, mỗi tháng anh thu về hàng chục triệu đồng. Hiệu quả của các mô hình chăn nuôi cho thấy, anh thanh niên “siêng nhặt, chặt bị” Trần Văn Hải đã làm giàu thành công trên chính quê hương của mình.

Nói về mô hình chăn nuôi của anh Hải, anh Trần Công Quốc Danh, Bí thư Đoàn thị trấn Đạ M’ri, khẳng định: “Anh Hải là một thanh niên gương mẫu, ham học hỏi, năng động và táo bạo trong phát triển kinh tế.

Với cách làm “lấy ngắn nuôi dài” được anh áp dụng hiệu quả vào môi hình chăn nuôi tổng hợp của mình, đến nay đã từng bước gây dựng kinh tế vững vàng cho bản thân và gia đình. Không những vậy anh còn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều người trong vùng nhất là thanh niên. Qua đây, chúng tôi cũng lấy anh Hải làm gương để các bạn trẻ trong thị trấn học tập và noi theo”.

Ngọc Hà


Có thể bạn quan tâm

Hợp tác nghiên cứu nhằm giảm sự lây truyền virus cúm giữa động vật và người
Hợp tác nghiên cứu nhằm giảm sự lây truyền virus cúm giữa động vật và người
Hợp tác nghiên cứu nhằm giảm sự lây truyền virus cúm giữa động vật và người

Thứ hai, 28/10/2013 - 02:28 PM (GMT+7) [+] NDĐT- Các Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Con người Hoa Kỳ (HHS) phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và...

Quy trình nuôi gà đẻ siêu trứng
Quy trình nuôi gà đẻ siêu trứng
Quy trình nuôi gà đẻ siêu trứng

(Người Chăn Nuôi) - Nuôi gà đẻ siêu trứng mang lại lợi nhuận cao cho người nuôi. Dưới đây là những yêu cầu kỹ thuật cần lưu ý để giúp cho đàn gà đẻ trứng năng suất hiệu quả hơn.

Tái đàn chăn nuôi sau Tết: Chú trọng phòng, chống dịch bệnh
Tái đàn chăn nuôi sau Tết: Chú trọng phòng, chống dịch bệnh
Tái đàn chăn nuôi sau Tết: Chú trọng phòng, chống dịch bệnh

Sau vụ gia tăng sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, thời điểm này, các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ chăn nuôi đang đẩy mạnh tái đàn, bảo đảm nguồn cung cho thị trường.