Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Bước ngoặt của ngành sữa

Cập nhật: 23/11/2019

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

(Người Chăn Nuôi) - Là một trong những mặt hàng đặc biệt, sữa Việt Nam xuất khẩu khó nhất. Việc sản phẩm này sang thị trường Trung Quốc qua đường chính thống tạo bước ngoặt và tiền đề vững chãi cho ngành, Đồng thời mở ra cơ hội và hy vọng cho những mặt hàng nông sản khác.
Đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe

Sau quá trình đàm phán khắt khe, lâu dài, Lễ công bố xuất khẩu lô sản phẩm sữa đầu tiên của Việt Nam vào tháng 10/2019 sang Trung Quốc đánh dấu một sự kiện đặc biệt quan trọng đối với ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sữa nói riêng, đặc biệt là thị trường tỷ dân. Đồng thời, mở ra cơ hội với nhiều thị trường tiềm năng khác, như: Nhật, Canada, Australia, Mỹ, Thái Lan…

Đây cũng là kết quả triển khai quyết liệt và có hiệu quả các yêu cầu về thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam trong gần 7 năm qua.

Đi đầu trong lĩnh vực này là Tập đoàn TH True Milk, Tập đoàn đủ điều kiện được cấp mã số xuất khẩu 2 nhóm sản phẩm sữa, gồm: sữa tươi tiệt trùng nguyên chất và sữa tươi tiệt trùng bổ sung các hương liệu tự nhiên sang thị trường tiềm năng nhất thế giới. Doanh nghiệp sản xuất sữa đã xây dựng được các mô hình trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản trị, khép kín từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch, bảo đảm các sản phẩm sữa sản xuất ra hoàn toàn đáp ứng các quy chuẩn, quy định khắt khe của thị trường Trung Quốc.

Được biết, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về nhập khẩu sữa. Năm 2018, Trung Quốc đã nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ các nước, với trị giá gần 10 tỷ USD. Theo dự báo của FAO, nhu cầu tiêu thụ sữa và sản phẩm sữa của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cao, dự kiến tăng trưởng nhập khẩu khoảng 45% tính đến năm 2025. Việc các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu được các sản phẩm sữa sang Trung Quốc sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa và sản xuất, chế biến sữa của Việt Nam. Hiện Việt Nam đặt mục tiêu sang năm 2020, xuất khẩu sữa sang Trung Quốc sẽ tăng từ 120 triệu USD lên 300 triệu USD.

Hướng tới sản phẩm khác

Bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH bày tỏ: “Hơn cả việc xuất khẩu được lô sữa đầu tiên sang thị trường Trung Quốc, thu được lợi nhuận, điều chúng tôi hạnh phúc hơn cả là ngành sữa Việt Nam đã thực sự lớn mạnh, chinh phục được một thị trường rộng lớn và ngày càng khó tính, bởi vài năm trước Trung Quốc đã từng cho đóng cửa nhiều nhà máy sữa kém chất lượng”. Tập đoàn TH hiện sở hữu trang trại bò sữa tập trung công nghệ cao lớn nhất châu Á với quy mô đàn bò 45.000 con, nhà máy chế biến sữa tươi sạch TH tại Nghệ An hiện đã đạt công suất 350.000 tấn/năm (tổng công suất chế biến dự kiến là 500.000 tấn/năm). Dự kiến, đến năm 2025, tổng số đàn bò mà tập đoàn TH phát triển sẽ đạt 400.000 con.

Kết quả 100% số mẫu, số bò sữa được giám sát các bệnh theo quy định đều đạt yêu cầu. Hiện, 100% các trang trại chăn nuôi bò sữa của các doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc đều được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, lấy mẫu giám sát các bệnh theo quy định.

Dự kiến đến tháng 12/2021, thực hiện giám sát định kỳ để xác định được mức độ lưu hành mầm bệnh theo quy định ít nhất tại 50% số hộ, cơ sở trang trại nuôi gia súc để lấy mẫu xét nghiệm; dự kiến đến tháng 12/2020, hoàn thiện hồ sơ đề nghị OIE đánh giá, công nhận vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh, tạo nền tảng, cơ hội để sản phẩm sữa Việt chinh phục được nhiều thị trường khó tính hơn...

Nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng kêu gọi các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi tăng cường đầu tư, phát triển đàn bò sữa để tạo nguồn sữa tươi nguyên liệu trong nước ngày càng nhiều hơn nữa nhằm khai thác tiềm năng, cơ hội thị trường Trung Quốc mà Nghị định thư đã mở ra. Bộ trưởng Cường cũng đề nghị phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc sớm xem xét, đánh giá và cho biết kết quả về hồ sơ đăng ký xuất khẩu sữa đối với 4 doanh nghiệp còn lại của Việt Nam (Vinamilk, Mộc Châu Milk, Nutifood, Hanoimilk).

Đồng thời, phía Việt Nam thời tiếp tục đàm phán để phía Trung Quốc cho phép nhập khẩu thạch đen, khoai lang, tổ yến và 7 loại trái cây khác (sầu riêng, na, bưởi, chanh leo, dừa...) xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trong thời gian tới.

Dương Tiến


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp bảo vệ trại heo an toàn với ASF
Giải pháp bảo vệ trại heo an toàn với ASF
Giải pháp bảo vệ trại heo an toàn với ASF

(Người Chăn Nuôi) - Chỉ trong một thời gian ngắn, Dịch tả heo châu Phi (ASF) đã có mặt ở nhiều khu vực và gây thiệt hại cho người nuôi. Bài viết của TS John Gadd, chuyên gia của Pig Progress trình bày về những giải pháp giúp đảm bảo...

Tăng khả năng đề kháng cho vật nuôi
Tăng khả năng đề kháng cho vật nuôi
Tăng khả năng đề kháng cho vật nuôi

(Người Chăn Nuôi) - Hệ miễn dịch là tấm khiên bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi, giúp cơ thể chúng chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn...

Miền Trung nuôi con gì?
Miền Trung nuôi con gì?
Miền Trung nuôi con gì?

NGUYỄN LÂN HÙNG -Thứ Sáu, 25/10/2013, 10:36 (GMT+7) Miền Trung luôn hứng chịu nhiều thiên tai. Dải đất này thường gặp những bất lợi như: Đất đai khô cằn, nắng nhiều, gió nhiều, đá nhiều, cát nhiều… Rất nhiều người ái ngại khi được phân công vào khu vực...