Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Cà Mau: Nuôi dê trên vùng đất mặn

Cập nhật: 28/01/2017

Là vùng đất ngập mặn quanh năm, thế mạnh của địa phương là con tôm, con cua, con cá và rừng ngập mặn; nông dân vừa nuôi vừa đánh bắt thuỷ sản, vừa bảo vệ rừng. Từ phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đã xuất hiện nhiều mô hình đột phá giúp nông dân nuôi thêm con mới, cho thu nhập cao, phù hợp với mô hình đa cây, đa con trên vùng đất rừng - tôm. Tổ hợp tác ấp Rạch Thọ (xã Ðất Mới, huyện Ngọc Hiển) là một minh chứng hỗ trợ nông dân tạo nguồn thu từ nuôi con dê. Trong 3 năm (2014-2016), mỗi tổ viên xuất bán 2 đợt dê thịt, mỗi đợt thu 50-60 triệu đồng, trừ chi phí con giống, mỗi đợt tổ viên thu lãi 40 triệu đồng, tạo cho 26 hộ nông dân trong ấp có thêm việc làm, nguồn thu ổn định khi tham gia mô hình.

 

Với đặc điểm là vùng đất rừng - tôm, có sẵn cây rừng, cây bình linh, trên bờ vuông người dân còn trồng thêm cây so đũa và các loại cây khác, nguồn thức ăn cho con dê rất dồi dào, không tốn chi phí.

Là hộ thành viên tổ hợp tác, anh Lê Văn Be cho biết, con dê nuôi dễ, chỉ cần làm chuồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, cho ăn đầy đủ, thịt dê dễ bán, không sợ ế hàng. Vừa hành vừa học, đàn dê của tổ ngày một phát triển, đến nay mỗi hộ trong tổ có 40 con dê, sản phẩm thịt dê thu về trên 80 triệu đồng/hộ/năm.

nuôi dê trên đất mặn - chăn nuôi

Nhiều mô hình nuôi dê của bà con xã Ðất Mới đem lại thu nhập.

 

Qua tìm hiểu, Tổ hợp tác nuôi dê ấp Rạch Thọ được thành lập năm 2012, ban đầu mỗi hộ chỉ có 3 con dê giống. Ðể nông dân hiểu, biết cách con dê, Hội Nông dân xã, ấp phối hợp với nhân viên thú y mở lớp chuyển giao kỹ thuật cho hội viên nông dân trong tổ về cách chăm sóc, cách nhân giống, gây dựng đàn, xây dựng chuồng nuôi, phòng bệnh cho đàn dê.

Nuôi dê trên vùng đất mặn của Tổ hợp tác ấp Rạch Thọ được Hội Nông dân huyện Ngọc Hiển tổng kết đánh giá là mô hình điển hình có hiệu quả, phù hợp với địa phương trong việc sản xuất “đa cây, đa con”, mở ra hướng sản xuất mới trên vùng đất mặn, cần được nhân rộng trong nông dân./.


Bài và ảnh: Phạm Văn Ðông

 

 

Nguồn: Báo Cà Mau

 


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật ủ chua cỏ voi
Kỹ thuật ủ chua cỏ voi
Kỹ thuật ủ chua cỏ voi

(Người Chăn Nuôi) - Ủ chua cỏ voi cho gia súc là biện pháp bảo quản, dự trữ cỏ voi thông qua quá trình lên men yếm khí. Nguồn thức ăn này có thể bảo quản trong thời gian dài, hơn nữa mang lại cho gia súc nguồn dinh dưỡng...

Kỹ thuật chăn nuôi vịt chuyên thịt hiệu quả, cho thu nhập cao
Kỹ thuật chăn nuôi vịt chuyên thịt hiệu quả, cho thu nhập cao
Kỹ thuật chăn nuôi vịt chuyên thịt hiệu quả, cho thu nhập cao

Những năm qua nước ta đã nghiên cứu chọn lọc các dòng vịt chuyên thịt có năng suất trứng trung bình 240 - 255 quả/mái/50 tuần đẻ, vịt thương phẩm nuôi đến 49 ngày đạt 3,2 - 3,8kg/con, cao hơn so với các giống vịt thịt trước đó như vịt...

Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm
Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm
Sử dụng kháng sinh có trách nhiệm

(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi Việt Nam đang chuyển dần từ quy mô nhỏ lẻ sang nông hộ có kiểm soát và trang trại công nghiệp. Môi trường, dịch bệnh vẫn là mối đe doạ thường xuyên, vì vậy việc dùng thuốc phòng và trị bệnh chưa được kiểm...