(Người Chăn Nuôi) - Vào giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường khiến vật nuôi không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc
Ðối với chuồng trại
Cần che chắn chuồng trại, tránh mưa tạt, gió lùa bằng hệ thống bạt dễ thao tác và tháo lắp khi thời tiết thay đổi đột ngột. Khi nhiệt độ môi trường giảm hoặc xuống thấp cần chuẩn bị thiết bị sưởi như bóng điện, chụp sưởi… chuẩn bị chất độn chuồng như trấu, mùn cưa… để giữ ấm cho đàn vật nuôi (nhất là gia súc, gia cầm còn non, mới đẻ).
Tăng cường thu gom chất thải, quét dọn chuồng nuôi, hàng ngày rửa sạch máng ăn, máng uống. Ðịnh kỳ phun sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng bằng các loại hóa chất như vôi bột, Iodine,Virkon… (khu vực xung quanh chuồng nuôi ít nhất tháng 1 lần, trong chuồng nuôi ít nhất tháng 2 lần). Ðồng thời, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh để hạn chế nơi trú ẩn của các vật trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve, rận, bọ chuột…
Chăm sóc, nuôi dưỡng
Cung cấp thức ăn, nước uống sạch sẽ, dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi của vật nuôi. Ðồng thời bổ sung điện giải B - Complex, vitamin, men tiêu hóa nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật.
Ðối với heo con tập ăn và gà con ở giai đoạn úm, tốt nhất nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Với trâu, bò, dê, cừu, cần cân đối lượng thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, chủ động nguồn thức ăn bằng biện pháp dự trữ rơm khô, ủ chua thức ăn xanh nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn cho con vật trong thời điểm khan hiếm cỏ.
Những ngày nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh cần cho con vật uống nước ấm, thực hiện tốt quy trình úm cho gia cầm giai đoạn nhỏ. Với bê nghé non cho đi chăn thả muộn, cho về sớm hạn chế vật nuôi bị nhiễm lạnh.
Phòng bệnh
Thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch cho gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Có thể sử dụng các loại thảo mộc có thành phần kháng sinh như tỏi, gừng, nghệ… trộn vào thức ăn hoặc nước uống của vật nuôi để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như hen suyễn, tiêu chảy, tụ huyết trùng, CRD…
Với gia súc, gia cầm có nhu cầu vận chuyển từ nơi này sang nơi khác cần chú ý đảm bảo đúng quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Khi mua giống vật nuôi mới về, cần nuôi tại khu nuôi cách ly theo dõi ít nhất 10 - 15 ngày, khi con giống hoàn toàn khỏe mạnh mới nhập vào khu chăn nuôi chính.
Hàng ngày kiểm tra theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi để phát hiện sớm những con có biểu hiện không bình thường (bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò khè, thích nằm…) cần tách riêng để theo dõi, điều trị. Nếu thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện triệu chứng nặng, lây lan nhanh cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình
Có thể bạn quan tâm
(Người Chăn Nuôi) - Thời tiết thay đổi khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm sút và dễ bị bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp và biện pháp phòng trị.
Ông Mạnh chia sẻ hiện ông đang ấp ủ mở rộng dự án với quy mô nuôi 12.000 con gà đẻ và 3.000 con vịt đẻ cung cấp trứng giống cho Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, phấn đấu đạt doanh thu từ 4,5 tỷ đồng/năm trở lên.
Người nông dân đã tìm cho mình một hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi dê, từng bướ đảm bảo cho một cuộc sống ổn định, vững chắc, tiến tới làm giàu.
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET