Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Chăm sóc heo con mới nhập trại

Cập nhật: 13/05/2023, 13:34:10

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Chăm sóc heo con mới nhập trại
Thiết kế chuồng trại hợp lý, phù hợp với mật độ heo. Ảnh: Nationalhogfarmer

(Người Chăn Nuôi) - Heo con mới nhập trại có đề kháng yếu, chưa thể thích ứng ngay được với môi trường xung quanh, dễ gặp phải các tình trạng như bị stress, bỏ ăn, ốm yếu, dịch bệnh. Người nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc để tạo môi trường thích hợp nhất cho heo.

Chuẩn bị chuồng
Công tác chuẩn bị chuồng trại và các dụng cụ trong chuồng là điều đầu tiên người nuôi cần lưu ý trước khi nhập heo giống về. Tiến hành dọn dẹp, phun hoặc ngâm thuốc sát trùng và để trống chuồng trước khi heo giống về ít nhất là 2 tuần.

Ðảm bảo rằng chuồng trại luôn khô ráo, thoáng mát, đủ sáng và có đủ lượng ôxy cần thiết cho đàn heo. Ngoài ra, nên thiết kế chuồng trại một cách hợp lý, phù hợp với mật độ nuôi nhốt heo. Nên xây dựng thêm một khu vực riêng biệt để phân loại những con heo có đề kháng yếu hơn, kém ăn, mệt mỏi. Những ô chuồng này phải được đảm bảo không bị gió lùa, quá sáng, quá nóng vì có thể khiến tình trạng bệnh của heo giống diễn biến tệ hơn.

Với các dụng cụ cho ăn như máng, bình/thau chứa nước cũng phải được làm sạch thường xuyên, liên tục. Chuồng nên có thêm hệ thống quạt, thông gió, có bạt che để điều hòa lượng không khí và ánh sáng khi cần. Các thiết bị này nên được kiểm tra liên tục để chắc chắn chúng hoạt động tốt.

Bên cạnh đó, người nuôi cũng nên thực hiện phát quang và đặt bẫy chuột xung quanh trại để hạn chế tối đa các động vật gặm nhấm, phun khử trùng diệt khuẩn trước khu vực xung quanh chuồng trại để làm sạch môi trường nuôi heo tốt nhất có thể.

Phân luồng

Heo nhập vào chuồng được tiến hành phân loại sớm nhất đảm bảo độ đồng đều giữa các ô chuồng. Với các con khỏe mạnh sẽ được phân vào những ô chuồng chung, đảm bảo mật độ vừa phải, dễ chịu cho heo. Những con yếu có sức khỏe kém, kén ăn và mệt mỏi nên được sắp xếp vào khu vực nuôi riêng để phân luồng và khôi phục sức khỏe sớm nhất.

Thức ăn, nước uống
Sau khi nhập trại 12 giờ mới tiến hành cho heo ăn. Lượng thức ăn nên cho ăn tăng dần theo tiêu chuẩn ví dụ: Ngày đầu ăn 25%, ngày thứ 2 ăn 50%, ngày thứ 3 ăn 75% ngày thứ 4 ăn theo tiêu chuẩn tùy từng loại heo, để cho heo ổn định hệ thống tiêu hóa thích nghi dần với điều kiện trại mới.

Trộn kháng sinh Amoxicillin liên tục 7 ngày sau nhập theo liều lượng 2 kg Amox/1 tấn thức ăn.

Bên cạnh đó, cần lưu ý chuẩn bị lượng nước đầy đủ cho heo giống khi mới nhập trại. Vì đây là thời điểm đặc biệt, heo giống có nhu cầu uống nước nhiều hơn là ăn cám. Lượng nước chuẩn bị là nước sạch, đạt chuẩn trong chăn nuôi.

Ngoài ra, người nuôi có thể pha điện giải, hạ sốt vào bồn cho toàn bộ heo uống để giảm stress nâng cao đề kháng (cho uống liên tục 5 - 7 ngày). Cách này giúp heo trở nên khỏe mạnh hơn, dễ thích nghi với môi trường nuôi hiện tại.

Chăm sóc
Cần quan sát kỹ đàn heo để kịp thời phát hiện và xử lý những heo có vấn đề. Ðối với heo con mới nhập trại, khi người bước vào chuồng, ban đầu heo sẽ có phản ứng sợ và chạy trốn. Nhưng sau một thời gian, khi heo quen với người, heo sẽ chạy lại chỗ người thay vì chạy ra xa như trước. Vì vậy, người nuôi phải thường xuyên tiếp xúc và theo dõi, ở bên cạnh đàn heo để làm quen với chúng, tiện cho việc theo dõi đàn heo giống. Ban đầu đi bên ngoài và quan sát xem heo có thương tật gì không, có cắn nhau không. Lùa cho heo chạy để phát hiện những con bị què, bị sưng gối. Khi kiểm tra heo nên đi từ bên hông đến, không đi từ đằng sau đến sẽ khiến heo dễ giật mình.

Nếu thấy heo có hiện tượng stress, nhất là trong 2 tuần đầu tiên, phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và xử lý ngay, đặc biệt là với heo con, vì nếu không khi heo bị stress, sẽ không thể phát huy được khả năng miễn dịch dẫn đến việc có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chăn nuôi.

Ðối với các trang trại lớn, công tác huấn luyện heo cũng nên được đưa vào chương trình nuôi dưỡng, giúp heo sớm bắt kịp điều kiện nuôi hiện tại. Các công nhân làm việc phải nắm rõ thời khóa biểu, lịch cho ăn, vệ sinh, sát khuẩn cho khu vực chuồng trại, các dụng cụ trong chăn nuôi…

Diêu Châu


Có thể bạn quan tâm

Nông dân làm giàu từ nuôi bò sữa
Nông dân làm giàu từ nuôi bò sữa
Nông dân làm giàu từ nuôi bò sữa

Tham quan mô hình chăn nuôi bò sữa của gia đình ông Dương Văn Hùng ở xã Phượng Cách (Quốc Oai), chắc hẳn nhiều người ngỡ ngàng. Khởi nghiệp với 2 con bò, sau vài năm gắn bó với nghề, gia đình ông đã có thu nhập tiền tỷ mỗi...

Nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
Nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3
Nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3

Ngày 27/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 100/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.

Giống tốt, đòn bẩy đưa chăn nuôi vươn xa
Giống tốt, đòn bẩy đưa chăn nuôi vươn xa
Giống tốt, đòn bẩy đưa chăn nuôi vươn xa

(Người Chăn Nuôi) - Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên có thể thấy, chúng ta đang lệ thuộc rất nhiều từ bên ngoài, đặc biệt là con giống.