Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ thương phẩm

Cập nhật: 04/12/2021, 13:58:18

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ thương phẩm
Nên cho ăn đúng giờ để thỏ có phản xạ và tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn - Ảnh: Thân Hiền

(Người Chăn Nuôi) - Nhờ mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người nuôi có thu nhập ổn định lại tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, nuôi thỏ thương phẩm là mô hình khá phổ biến hiện nay.

Yêu cầu kỹ thuật
Để nuôi thỏ thịt hiệu quả, người nuôi cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Lựa chọn vị trí xây dựng chuồng trại hợp lý: Chuồng trại chăn nuôi cách xa khu sinh hoạt của gia đình càng tốt, không bị gió lùa hoặc đầu gió, thuận tiện cho chăm sóc, thuận tiện về nguồn nước, thuận lợi cho việc thu gom, xử lý chất thải.

- Mật độ và diện tích chuồng nuôi: Đảm bảo mật độ chăn nuôi 3 - 5 m2/con.

- Xây dựng công trình xử lý chất thải chăn nuôi: Xây dựng bể chứa chất thải lỏng và ủ phân có nắp đậy. Tiến hành thu gom phân, rác hằng ngày trước khi xịt nước rửa chuồng để đưa vào hố ủ hoai mục làm phân bón.

- Vệ sinh, khử trùng chuồng trại: Hằng ngày tiến hành dọn vệ sinh phân rác và nước tiểu vật nuôi, định kỳ hàng tuần thực hiện tổng vệ sinh, phun khử trùng bằng thuốc sát trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi.

- Trồng cây xanh: Nên trồng các loại cây như nhãn, vải, keo dậu, muồng… để tạo bóng mát và chắn được gió lạnh, gió nóng, ngoài ra cây xanh còn quang hợp hút khí CO2 và thải khí O2 rất tốt cho môi trường chăn nuôi.

Chọn giống
Lựa chọn giống tốt cần phải tìm địa chỉ uy tín. Thỏ chọn làm giống phải khỏe mạnh, lưng phẳng, cơ thăn, bắp đùi, mông phải đầy đặn và chắc chắn. Chỉ chọn mua những con thỏ có thể lực tốt, linh hoạt, nhạy cảm, mắt sáng sủa, mũi khô, tai và chân sạch sẽ không có vẩy, lông bóng mượt, răng cửa mọc bình thường.

Với đa số các giống thỏ, con cái có thể bắt đầu phối giống được lúc 5 tháng tuổi trở lên, con đực muộn hơn khoảng 1 tháng. Chọn giống thỏ đực cần tìm con đầu to, chân tay to, mập mạp, ngực nở, đặc biệt có dương vật thẳng và tinh hoàn đều nhau, không bị lép.

Chăm sóc
Nuôi dưỡng và chăm sóc thỏ thương phẩm thường trải qua 3 giai đoạn: Ở giai đoạn khi thỏ còn nhỏ tính từ lúc cai sữa 30 - 70 ngày tuổi có đến 70 - 80% thỏ đực được đưa vào nuôi thịt. Giai đoạn này thỏ con hoàn toàn sử dụng được những loại thức ăn được cung cấp từ thức ăn thô, thức ăn xanh và thức ăn tinh. Đảm bảo nguồn thức ăn sạch sẽ, hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ Vitamin A, B, C và không ôi thiu. Nên tập trung vào thức ăn thô và xanh, hạn chế thức ăn tinh vì dễ gây rối loạn tiêu hóa. Mỗi ngày, một con thỏ con chỉ dùng 10 - 15 g cám viên.

Giai đoạn tiếp theo gọi là thỏ nhỡ (70 - 90 ngày tuổi nuôi dưỡng để thỏ sinh trưởng và phát triển đầy đủ tất cả và hoàn chỉnh. Cả hai giai đoạn này, chưa cho thỏ ăn nhiều loại thức ăn dễ tích lũy mỡ (ngô, cám, gạo, cơm...) cần cung cấp thức ăn giàu protein, vitamin, đủ chất xơ...

Giai đoạn nuôi vỗ béo 90 - 120 ngày tuổi. Nên bổ sung thêm thức ăn bột đường như khoai mì, khoai lang, lúa, thức ăn viên để vỗ béo. Trong quá trình nuôi thỏ thịt thì đây là giai đoạn quyết định. Giai đoạn này nuôi dưỡng để thỏ béo nhanh, cho ăn các loại thức ăn giàu tinh bột với tỷ lệ thích hợp như cám ngô, cám gạo, khoai sắn khô (60 - 100 g/con/ngày), các loại thức ăn thô xanh có thể giảm bớt (trung bình 400 g/con/ngày).

Nên cho ăn đúng giờ để thỏ có phản xạ và tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng ở mức tối đa.

Nên tập trung khẩu phần thức ăn tinh vào ban ngày, thức ăn thô xanh cho ăn chủ yếu vào buổi chiều và tối. Lưu ý, ban đêm thỏ ăn gấp đôi ban ngày.

Sử dụng thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Khi chuyển sang loại thức ăn mới phải chuyển từ từ, hàng ngày thay khoảng 20 - 25% lượng thức ăn cũ bằng lượng thức ăn mới trong khẩu phần, kéo dài khoảng 1 tuần thì cho thỏ ăn thức ăn mới hoàn toàn.

Hàng ngày cần vệ sinh chuồng nuôi, loại bỏ thức ăn thừa, tránh thỏ ăn phải thức ăn thừa đã bị ôi, ẩm mốc, lên men hoặc bị bẩn do dính phân, nước tiểu của thỏ làm thỏ bị tiêu chảy…

Vệ sinh phòng bệnh
Thực hiện tốt nguyên tắc “3 sạch”: Ở sạch, ăn sạch, uống sạch, đảm bảo môi trường chăn nuôi sạch sẽ. Hàng ngày, vệ sinh dụng cụ, thức ăn, nước uống trước khi cho ăn. Đặc biệt, khi thời tiết hoặc môi trường sống thay đổi cần phải vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng thật tốt, có thể bổ sung vitamin cho thỏ 3 - 5 ngày để tăng sức đề kháng và chống stress. Tiêm đầy đủ vaccine phòng bệnh cho thỏ. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vitamin để tăng cường sức đề kháng cho thỏ.

Bích Hòa


Có thể bạn quan tâm

6 yếu tố quan trọng nuôi heo nái
6 yếu tố quan trọng nuôi heo nái
6 yếu tố quan trọng nuôi heo nái

(Người Chăn Nuôi) - Để chăn nuôi heo nái đạt hiệu quả cao nhất, người nuôi cần thực hiện tốt 6 biện pháp kỹ thuật cơ bản.

Kiếm tiền từ nuôi gà Đông Tảo
Kiếm tiền từ nuôi gà Đông Tảo
Kiếm tiền từ nuôi gà Đông Tảo

Mất trắng 400 triệu đồng khi dự án nuôi gà Đông Tảo thất bại ngay lúc khởi động, anh Nguyễn Hữu Minh mới dần hiểu được đặc tính của loại gia cầm này để phát triển thành mô hình trang trại với số lượng lên tới cả nghìn con.

Làm giàu từ chăn nuôi bò vỗ béo
Làm giàu từ chăn nuôi bò vỗ béo
Làm giàu từ chăn nuôi bò vỗ béo

Từ chăn nuôi bò vỗ béo, gia đình ông Hầu Văn Thành, dân tộc Mông, xóm Nà Thằn, xã Thạch Lâm (Bảo Lâm) đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, trở thành điển hình nông dân sản xuất giỏi tại địa phương.