Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Chăn nuôi cần sản xuất theo hướng hàng hóa

Cập nhật: 26/10/2019

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

(Người Chăn Nuôi) - Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tại Hội thảo lấy ý kiến đánh giá kết quả thực hiện “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040” khu vực phía Bắc được tổ chức chiều 24/10 tại Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, trong giai đoạn 2020 - 2030, ngành định hướng phát triển các loại vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh và thích ứng với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Theo đó, các sản phẩm chăn nuôi quốc gia bao gồm: heo, gia cầm, bò sữa, bò thịt. Chăn nuôi chuyển dịch nhanh theo hướng trang trại công nghiệp chiếm trên 45% về quy mô và trên 60% về sản lượng. Ngành thu hút khối lượng lớn nguồn lực của xã hội đầu tư phát triển chăn nuôi, nhất là đầu tư nước ngoài. Năng suất và chi phí sản xuất chăn nuôi được cải thiện đáng kể…

Hội thảo lấy ý kiến đánh giá kết quả thực hiện “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 và xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040.

Tuy nhiên, mục tiêu và định hướng phát triển chăn nuôi trong Chiến lược chưa đánh giá hết được vai trò quan trọng của yếu tố thị trường đối với sự phát triển của ngành hàng thịt heo và yếu tố đất đai dành cho không gian chăn thả với chăn nuôi trâu, bò thịt... Do đó, tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp tăng ở mức thấp khoảng 31,5 - 32%, không đạt mục tiêu của Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 (mục tiêu của Chiến lược 2020 là 42%).

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã cùng nhau đóng góp ý kiến về định hướng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040. Theo đó, định hướng đến năm 2030 phần lớn các sản phẩm chăn nuôi hàng hóa được sản xuất theo mô hình trang trại và mô hình chăn nuôi chuyên nghiệp. Sản phẩm chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, đáp ứng các tiêu chí về bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi, chi phí sản xuất thấp có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2030 đạt trên 40%. Kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Xây dựng hệ thống vùng chăn nuôi bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, kiểm soát tốt môi trường.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng, chăn nuôi cần sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng các loại nhu cầu thực phẩm cho thị trường tiêu dùng trong nước và thị trường xuất khẩu. Điều chỉnh lại cơ cấu các sản phẩm chăn nuôi gắn với sức tiêu dùng của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Trong đó, tập trung xuất khẩu những sản phẩm có thị trường tiêu thụ lớn như thịt heo, gia cầm, trứng và các sản phẩm chế biến.

Tiến Thành


Có thể bạn quan tâm

Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững
Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững
Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững

Đó là chủ đề chính của Hội thảo được diễn ra ngày 21/9 tại Nghệ An do Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc, Tạp chí Thế giới Gia cầm và Công ty TNHH Truyền thông VIETNAMMEDIA tổ chức.

Chăn nuôi Việt Nam 2019: Triển vọng và thách thức
Chăn nuôi Việt Nam 2019: Triển vọng và thách thức
Chăn nuôi Việt Nam 2019: Triển vọng và thách thức

(Người Chăn Nuôi) - Ngành chăn nuôi Việt Nam 2018 khép lại với một bức tranh nhiều mảng sáng khi kết quả chăn nuôi tăng trưởng tích cực. Năm 2019, ngành đặt mục tiêu tiếp tục ổn định phát triển đàn heo, các doanh nghiệp triển khai giải pháp nhằm...

Mệnh lệnh thị trường: Nâng cao năng suất lao động ngành chăn nuôi
Mệnh lệnh thị trường: Nâng cao năng suất lao động ngành chăn nuôi
Mệnh lệnh thị trường: Nâng cao năng suất lao động ngành chăn nuôi

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa chính thức có hiệu lực. Bên cạnh những cơ hội, một trong những ngành phải đối mặt với nhiều thách thức nhất khi tham gia hiệp định này là ngành chăn nuôi.