Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Chất béo trong chế độ dinh dưỡng bò sữa

Cập nhật: 27/03/2021, 13:26:59

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Chất béo trong chế độ dinh dưỡng bò sữa
Bổ sung chất béo vào thức ăn cho bò giúp tăng sản lượng sữa - Ảnh: GI

(Người Chăn Nuôi) - Bổ sung chất béo vào thức ăn cho bò sữa giúp cải thiện cân bằng năng lượng trong giai đoạn cho con bú. Từ đó, cải thiện khả năng sinh sản, sản xuất sữa và các chức năng sinh học khác.

Phân loại

Hiện, nguồn chất béo có thể được chia thành hai nhóm chính là: Chất béo tự nhiên và chất béo thương mại. Nhìn chung, chất béo tự nhiên được sử dụng để bổ sung 2 - 3% chất béo trong thức ăn. Trong khi đó, chất béo thương mại thuận tiện trong việc sử dụng và quan trọng đối với sự trơ của dạ cỏ. Khi so sánh những loại chất béo thương mại, nhà sản xuất xét về giá cả, tính khả dụng, đặc tính ngon miệng, độ trơ và khả năng tiêu hóa. Lượng chất béo thêm vào chế độ ăn cũng phụ thuộc vào các thành phần khác trong thức ăn gia súc (ví dụ: thức ăn có chất lượng cao hay thấp và mức chất béo chưa bão hòa từ các nguồn).

Tác dụng

Cải thiện khả năng sinh sản: Việc bổ sung chất béo có thể cải thiện thông số sinh sản theo 2 cách. Thứ nhất là cải thiện tình trạng năng lượng của bò và thứ hai là tác dụng của các axit béo trong hệ thống nội tiết. Việc bổ sung chất béo vào thức ăn của bò sữa dẫn đến sự gia tăng hàm lượng progesterone trong máu. Progesterone được tổng hợp bởi hoàng thể (corpus luteum) và nó rất quan trọng việc cấy phôi thai trong tử cung thành công để duy trì thai và cung cấp dinh dưỡng cho phôi thai. Khi chế độ ăn được bổ sung chất béo, hàm lượng progesterone trong máu cao có thể gia tăng cholesterol trong máu và tăng kích thước các nang. Các loại chất béo không bão hòa, ví dụ như là axit linoleic, rất quan trọng trong việc tác động tích cực đến khả năng sinh sản. Có nhiều bằng chứng rõ ràng (Schneider 1988, Sklan 1989, Ferguson 1990) đã chỉ ra việc bổ sung các chất béo - đặc biệt là các chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật vào chế độ ăn của bò cái sẽ nâng cao khả năng sinh sản bằng cách giảm thời kỳ không động dục sau sinh.

Có một vài nguồn chất béo có sẵn sử dụng trong chế độ ăn của gia súc, như là bột cá, hạt có dầu như đậu nành nguyên chất, hạt bông…

Ảnh hưởng đến sữa và mêtan: Khẩu phần có chất béo bổ sung thường làm tăng sản lượng sữa so với khẩu phần đối chứng không thêm chất béo. Cụ thể, năng suất sữa tăng khi được bổ sung chất béo động vật dạng vi bọc hoặc ở dạng muối canxi của dầu cọ khi acid béo độ bão hòa cao hơn. Việc bổ sung chất béo vào khẩu phần của thú nhai lại là một cách hiệu quả và dễ dàng giảm sản sinh mêtan và do đó làm giảm những tác động tiêu cực của mêtan đối với hiệu suất năng lượng. Tuy nhiên, hiệu quả của chất béo trong sản xuất khí mêtan còn tùy thuộc vào nguồn chất béo và có thể ảnh hưởng quá trình hydro hóa sinh học của các axit béo chưa bão hòa trong dạ cỏ, kích thích sản xuất axit propionic và phòng ngừa hoạt động của protozoa.

Hạn chế sản sinh nhiệt: Một số sản phẩm chất béo thương mại là một lựa chọn tiện dụng và hiệu quả cho bò cái đặc biệt trong giai đoạn nắng nóng của mùa hè. Chúng được hình thành bởi các axit béo có nguồn gốc thực vật là dầu cọ, không bị tiêu hóa trong dạ cỏ mà được hấp thụ trực tiếp tại ruột non. Bên cạnh những lợi ích ở khả năng tạo năng lượng cân bằng đảm bảo hoạt động sản xuất sữa của bò, tăng hàm lượng chất béo trong sữa cũng như làm tăng khả năng sinh sản của bò, chất béo thương mại cũng không làm gia tăng nhiệt độ trong cơ thể gia súc do không bị lên men tại dạ cỏ. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng của mùa hè Việt Nam, đây là những yếu tố then chốt để đảm bảo bò không rơi vào tình trạng stress nhiệt cũng như khỏe mạnh trong suốt ngày hè.

Cách sử dụng

Nhìn chung, khoảng 1 - 3% chất béo bổ sung trong chế độ ăn sẽ không có tác dụng phụ, nhưng điều này phụ thuộc vào mức độ bão hòa chất béo và hàm lượng chất xơ trong thức ăn. Phương trình sau đây tính lượng chất béo có bổ sung vào chế độ ăn dựa trên mức chất xơ trong khẩu phần và không bão hòa trong nguồn chất béo (Jenkins, 1997):

% chất béo trong chế độ ăn uống = (4 × NDF)/UFA.

Trong đó UFA: tỷ lệ phần trăm axit béo chưa bão hòa, và NDF: chất xơ tan trong dung dịch trung tính.

Ví dụ như một chế độ ăn cho bò sữa với NDF 32% và dự tính sử dụng đậu nành rang, (4 × 32)/85 = 128/85 = 1,5% chất béo từ đậu tương rang. Tuy nhiên, vì đậu nành rang chứa khoảng 20% chất béo, cho nên 7,5% của chế độ ăn sử dụng đậu nành rang để cung cấp 1,5% chất béo chưa bão hòa trong chế độ ăn từ đậu nành.

Ngoài ra, chất béo không được bổ sung nhiều cho đến 30 ngày sau khi bò sinh vì có thể giảm trọng lượng cơ thể (BW) trong thời gian tiết sữa và một số loại chất béo có thể ảnh hưởng việc ngon miệng. Chiến lược này cho phép bò sữa có thời gian để điều chỉnh thích nghi với giai đoạn tiết sữa trước khi bổ sung chất béo trong chế độ ăn. Bò cái trong giai đoạn tiết sữa có chế độ ăn nhiều chất béo có khả năng bị ketosis (một loại rối loạn trao đổi chất vì lượng ketons dư thừa trong tuần hoàn máu dẫn đến đốt cháy chất béo tạo năng lượng). Để tránh vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tránh các chất béo và dầu bổ sung trực tiếp vào khẩu phần của bò vì chất béo đó có thể bị “đốt” để tạo ra năng lượng dẫn đến mất cân bằng năng lượng và giữ mỡ cơ thể “tan chảy”.

Thái Thuận


Có thể bạn quan tâm

Gà nòi chân vàng J-Dabaco: Linh khí đất võ Tây Sơn
Gà nòi chân vàng J-Dabaco: Linh khí đất võ Tây Sơn
Gà nòi chân vàng J-Dabaco: Linh khí đất võ Tây Sơn

20/06/2014, 08:08 (GMT+7) Đây là giống gà thỏa mãn tiêu chí người chăn nuôi hằng mong muốn như: Chi phí thấp, hiệu quả cao.

Hong Kong cách ly thêm 19 người vì cúm H7N9
Hong Kong cách ly thêm 19 người vì cúm H7N9
Hong Kong cách ly thêm 19 người vì cúm H7N9

09/12/2013 00:04 (GMT + 7) TT - Chính quyền Hong Kong ngày 7-12 cách ly thêm 19 người sau khi xác nhận trường hợp thứ hai nhiễm cúm gia cầm H7N9 cách trường hợp đầu chỉ năm ngày, theo AFP. “19 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được cách...

Thanh Hóa: Gìn giữ giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa
Thanh Hóa: Gìn giữ giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa
Thanh Hóa: Gìn giữ giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa

Trước thực trạng nhiều giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh nhưng bị suy thoái, mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất, thời gian qua, các địa phương đã tập trung triển khai...