Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Công nghệ chỉnh sửa gen tạo giống chất lượng

Cập nhật: 06/03/2021, 15:59:47


Giáo sư Jon Oatley kỳ vọng công nghệ chỉnh sửa gen sẽ giúp giải được bài toán mất an ninh lương thực

(Người Chăn Nuôi) - Những gia súc đực được biến đổi gen để tạo ra tinh trùng “siêu tốt” là một bước tiến trong việc cải tiến di truyền vật nuôi, đảm bảo an ninh lương thực.

Nâng cao chất lượng

Theo Reuters, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tạo ra gia súc biến đổi gen được sử dụng như "con giống thay thế". “Con giống thay thế” là thuật ngữ giới khoa học sử dụng để gọi các con đầu dòng được chỉnh sửa gen nhằm tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi, qua đó vừa cải tiến chất lượng, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực.

Heo, dê, bò và gia súc nói chung tạo ra tinh trùng mang vật chất di truyền của động vật. Đó là nguyên lý sinh học tự nhiên, nhưng mới đây, một nhóm nghiên cứu ở Mỹ và Anh áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 để loại bỏ một gen đặc trưng liên quan đến khả năng sinh sản trong phôi của những con heo đực và dê đực. Việc này khiến những con vật được sinh ra vô sinh, nhưng chúng bắt đầu sản xuất tinh trùng sau khi cấy ghép tế bào gốc từ động vật hiến tặng vào tinh hoàn và áp dụng các biện pháp chỉnh sửa gen lên chúng. Từ các tinh trùng này sẽ tạo ra những lứa gia súc kháng bệnh và có chất lượng thịt tốt hơn.Kỹ thuật này sẽ cho phép những con đực thay thế sinh ra thế hệ sau mang vật chất di truyền của những động vật ưu tú (bố) và như nghiên cứu đã thành công với bò đực.

Theo nhóm nghiên cứu, phương pháp này có thể giúp nông dân nuôi những con vật khỏe mạnh hơn, năng suất hơn, sử dụng ít thức ăn, thuốc và nước hơn. Đồng thời cũng có thể cung cấp cho các nhà chăn nuôi ở các vùng xa xôi trên thế giới tiếp cận tốt hơn với vật liệu di truyền của các loài động vật khỏe mạnh từ các nơi khác.

Giải bài toán an ninh lương thực

Chỉnh sửa gen từ lâu đã là một chủ đề gây tranh cãi trên toàn thế giới và tiến bộ mới nhất này đang vấp phải sự phản đối từ các nhà phê bình về việc chỉnh sửa gen của động vật, vốn được coi là chống lại tự nhiên và nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen hiện hành cho thấy giống đực chỉnh sửa gen không được phép sử dụng trong chuỗi thức ăn ở bất kỳ đâu trên thế giới, ngay cả khi con cái của chúng sinh ra không bị chỉnh sửa gen.Tuy nhiên, nhà sinh vật học Jon Oatley (Đại học bang Washington, Mỹ) - thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết với công nghệ này, chúng ta có thể nhân rộng, phổ biến các đặc điểm con giống mong muốn và cải thiện hiệu quả sản xuất thực phẩm. Điều này có thể có tác động lớn đến việc giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn thế giới.

Trong khi đó, Bruce Whitelaw - chuyên gia nghiên cứu tại Viện Roslin thuộc Đại học Edinburgh của Anh, cũng lên tiếng rằng phương pháp chỉnh sửa gen mà nhóm đang áp dụng là an toàn, cần thiết để "đảm bảo đủ lương thực cho dân số ngày càng tăng trên hành tinh chúng ta". Trong thí nghiệm tại Viện Roslin, các con chuột giống đực được xác nhận mang đầy đủ đặc tính gen như của tinh trùng từ “con cho”. Kết quả ấn tượng là chúng khỏe mạnh. Theo Bruce Whitelaw, các động vật lơn hơn như dê cừu bò chưa được lai tạo trong các thí nghiệm mẫu, nhưng thành công với chuột là bằng chứng hướng đi của nhóm nghiên cứu thành công mạnh mẽ.

Lê Loan
Theo Reuters


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn VietGAP tại Hòa An
Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn VietGAP tại Hòa An
Hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn VietGAP tại Hòa An

Từ năm 2012, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hòa An đã áp dụng quy trình VietGAP vào chăn nuôi lợn. Việc áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đã bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), góp phần bảo vệ môi trường,...

Thanh Hóa: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật phát triển giống vật nuôi
Thanh Hóa: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật phát triển giống vật nuôi
Thanh Hóa: Ứng dụng khoa học - kỹ thuật phát triển giống vật nuôi

Trong chăn nuôi, con giống đóng vai trò quan trọng, là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật...

Nuôi bồ câu: Vốn ít, hiệu quả cao
Nuôi bồ câu: Vốn ít, hiệu quả cao
Nuôi bồ câu: Vốn ít, hiệu quả cao

Nuôi chim bồ câu chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc nhưng đem lại thu nhập ổn định...