Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Cung - cầu và bài toán quy hoạch chăn nuôi

Cập nhật: 25/01/2020

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

(Người Chăn Nuôi) - Tình trạng nông sản trong nước bị bán phá giá trong thời gian qua đã khiến ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp điêu đứng. Để vượt qua khó khăn này, hơn bao giờ hết, người nông dân cần sản xuất theo định hướng thị trường.
Cung - cầu lệch nhau

Cách đây vài năm, trước khi xảy ra ASF, người nuôi heo cả nước ngậm ngùi chứng kiến cảnh dư thừa thịt khiến giá heo giảm mạnh, giá bán rẻ hơn giá thành sản xuất. Trận đại khủng hoảng này chưa qua, người nuôi heo lại gặp khó khăn khi có nhiều nơi, lũ lụt hoành hành, heo không kịp vận chuyển, nước lũ cuốn theo hàng nghìn con heo và cơ nghiệp của người nông dân.

Chưa dừng lại ở đó, từ tháng 2/2019 đến nay, ASF lần đầu tiên xuất hiện tại nước ta và lây lan với tốc độ chóng mặt, khiến đàn heo cả nước bị tiêu hủy gần 6 triệu con, chiếm gần 9% đàn heo cả nước. Nhiều nơi, người nông dân muốn tái đàn nhưng điều kiện chăn nuôi chưa đạt yêu cầu nên không thực hiện được việc này. Lượng heo thiếu hụt lớn nên giá heo hơi tăng chóng mặt, đạt mức kỷ lục trong nhiều năm, với mức giá trung bình tăng gấp nhiều lần so với trước đó. Tuy nhiên, lượng heo tiêu thụ trong dân cũng không còn.

Sau đại dịch ASF, người nông dân lại đổ xô chăn nuôi gia cầm khiến giá gia cầm cũng giảm kỷ lục. Mức giá trung bình đạt 19.000 - 25.000 đồng/kg. Một số tỉnh trọng điểm chăn nuôi gia cầm như Đồng Nai, Bình Dương, các tỉnh khu vực Đông Nam bộ, giá gia cầm giảm sâu, người nuôi gà thua lỗ, kiệt quệ.

Đã có hàng triệu nông dân khi được hỏi về tính toán chuyển nghề như thế nào đều thất vọng không tìm được câu trả lời. Bài toán về đầu ra cho sản phẩm, chuyển đổi đối tượng chăn nuôi, trồng trọt dường như không có lời giải.

Quy hoạch như thế nào?

Theo quy hoạch phát triển chung của ngành nông nghiệp, sản xuất phải gắn với thị trường tiêu thụ. Ngành chăn nuôi heo sẽ giảm bớt số lượng, thay vào đó là phát triển đàn gia cầm, đại gia súc, đặc biệt là đàn bò thịt và bò sữa.

Cụ thể, ngành chăn nuôi cũng sẽ tăng đàn gia cầm lên 7% (trước là 6%), bò thịt tăng lên 5% (trước là 4%), tăng lượng đánh bắt thủy sản để bù đắp lượng thịt heo thiếu hụt.

Theo Cục Chăn nuôi, quy hoạch đến năm 2030, tổng đàn heo ổn định ở quy mô có mặt thường xuyên khoảng 30 triệu con, trong đó đàn heo nái biến động trong khoảng 2,5 triệu con, đàn heo nuôi trang trại, công nghiệp khoảng 70%.

Tổng đàn gà tăng bình quân trên 3%/năm, số đầu con có mặt thường xuyên khoảng 400 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 50%. Tổng đàn thủy cầm ổn định khoảng 100 triệu con có mặt thường xuyên, trong đó đàn thủy cầm nuôi công nghiệp chiếm khoảng 50%.

Đàn bò sữa đạt quy mô khoảng 800.000 con, trong đó khoảng 50% nuôi tập trung và 50% nuôi trong các nông hộ. Đàn bò thịt ổn định ở quy mô khoảng 6 - 6,5 triệu con, trong đó trên 90% là đàn bò lai. Đàn trâu ổn định ở quy mô khoảng 3 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và nuôi trong các nông hộ ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. Đàn dê, cừu khoảng 4 triệu con.

Bài toán thị trường

Để giải quyết thực tế này, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, khác với nền chăn nuôi tự cung tự cấp trước đây, hiện nay, thị trường hàng hóa và thực phẩm rất đa đạng, nguồn cung cũng dồi dào, không chỉ từ chăn nuôi trong nước mà có cả sản phẩm ngoại nhập. Chính vì vậy, việc dự báo thị trường và định hướng chăn nuôi phù hợp với nhu cầu tiêu dùng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển ngành hàng. Nếu chỉ tập trung gia tăng tổng đàn, sản lượng chăn nuôi mà không làm tốt khâu định hướng, phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu thì rất dễ xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu.

Cùng đó, ngành chăn nuôi cũng chịu sự cạnh tranh trực tiếp từ sản phẩm nhập khẩu. Do đó, người chăn nuôi, doanh nghiệp chế biến chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và tăng cường xây dựng thương hiệu để củng cố thị phần tiêu dùng trong nước, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Trao đổi với phóng viên, một số chuyên gia nước ngoài cũng thẳng thắn nhìn nhận, Việt Nam cần đầu tư cho lĩnh vực chăn nuôi, đầu tư theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khâu liên kết chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi. Tiềm năng ngành chăn nuôi rất lớn, nhưng cần khắc phục hạn chế và vực dậy những thế mạnh.

Minh Dương


Có thể bạn quan tâm

Ấn Độ nuôi trâu nước lấy sữa
Ấn Độ nuôi trâu nước lấy sữa
Ấn Độ nuôi trâu nước lấy sữa

(Người Chăn Nuôi) - 80% người dân Ấn Độ theo đạo Hindu và coi bò là linh vật. Đây là trở ngại lớn với ngành bò sữa tại Ấn Độ. Do đó, nhiều nông dân đã tập trung nuôi trâu nước lấy sữa.

Nuôi gà thành tỷ phú
Nuôi gà thành tỷ phú
Nuôi gà thành tỷ phú

Với thu nhập trên 3 tỷ đồng/năm, anh Nguyễn Văn Phàng (48 tuổi) ở ấp Trường Xuân, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành, Tây Ninh đã trở thành đại gia nhờ nuôi gà công nghiệp.

Thương lái Trung Quốc săn lùng lợn mỡ để làm gì?
Thương lái Trung Quốc săn lùng lợn mỡ để làm gì?
Thương lái Trung Quốc săn lùng lợn mỡ để làm gì?

05:05 AM, 03-12-2013 (ĐSPL) - Thời gian gần đây, những con lợn to, nhiều mỡ, ít nạc đang được thương lái Trung Quốc ráo riết thu mua. Nhiều nông dân mừng vì loại thực phẩm này đã bán được giá cao.