Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

Đảm bảo an toàn vật nuôi mùa nóng

Cập nhật: 06/07/2024, 20:21:29

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Đảm bảo an toàn vật nuôi mùa nóng
Làm mát hàng ngày để giảm nhiệt cho cơ thể gia súc. Ảnh: ST

(Người Chăn Nuôi) – Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, mùa hè năm nay tiếp tục có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao. Do vậy, người nuôi cần chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Chuồng trại
Cần đảm bảo chuồng trại cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, thích hợp với từng đối tượng vật nuôi. Nên dùng bạt hoặc tranh tre, nứa lá… phủ lên mái để chống nóng; xung quanh chuồng nuôi trồng cây xanh tạo bóng mát.

Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung, vào mùa hè nhất thiết phải có hệ thống làm mát như giàn phun mưa, hệ thống quạt thông gió hoặc hệ thống làm mát bằng hơi nước ở đầu chuồng nuôi để làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi.

Cần thường xuyên kiểm tra các hệ thống làm mát trong chuồng nuôi để kịp thời cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đảm bảo cho các hệ thống trên sử dụng tốt, nên bố trí thêm máy phát điện để đề phòng mất điện.

Chế độ ăn

Những ngày nắng nóng, vật nuôi thường có biến đổi trong quá trình hấp thu, trao đổi chất, việc ăn uống có nhiều thay đổi theo chiều hướng không tốt. Vì vậy, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng và bổ sung các loại khoáng, vitamin để nâng cao sức đề kháng cho gia súc, gia cầm.

Bên cạnh đó, người dân lưu ý cần tăng cường thức ăn thô xanh, rau cỏ tươi, củ, quả; bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thông qua ăn uống hoặc đá liếm (đối với bò); tăng cường chất đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần ăn cho gia súc. Cần bảo đảm cho gia súc ăn đủ thức ăn thô xanh (trâu, bò từ 15 – 35 kg/con/ngày) và bổ sung thức ăn tinh (1 – 2,5 kg/con/ngày). Riêng đối với bò sữa, lượng thức ăn tinh bổ sung theo năng suất sữa.

Đối với gia cầm đẻ trứng nên cho ăn bổ sung thêm canxi, giúp tăng lượng canxi tiêu thụ, cải thiện đáng kể sản lượng trứng và chất lượng vỏ trứng.

Chăm sóc, quản lý
Thả nuôi với mật độ phù hợp. Gia cầm cần nuôi nhốt với mật độ vừa phải, theo đó gà úm 50 – 60 con/m2; gà 0,5 – 1 kg cần nuôi mật độ 20 – 30 con/m2; gà 2 – 3 kg mật độ 7 – 10 con/m2. Heo nái thì mật độ nuôi nhốt 3 – 4 m2/con, heo thịt 2 m2/con và cung cấp nước uống đầy đủ.

Thời gian chăn thả gia súc: Sáng từ 6 – 9 giờ; buổi chiều muộn từ 16 – 18 giờ. Không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài, nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, nắng gắt nên nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng, hoặc buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát.

Bảo đảm thường xuyên có đủ nước cho gia súc, gia cầm uống, tốt nhất là nên lắp hệ thống nước uống tự động để luôn cung cấp đủ nước sạch. Bên cạnh đó, nên tắm, chải cho gia súc 2 – 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt cho cơ thể. Chú ý, đối với bò sữa nên tắm trước hoặc sau khi vắt sữa 2 – 3 giờ, lau khô vú bằng khăn sạch.

Phòng bệnh
Hằng ngày, cần quan sát, theo dõi trạng thái, sức khỏe của đàn gia súc, gia cầm. Nếu phát hiện thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện không bình thường (do cảm nắng, cảm nóng, do vận chuyển có mật độ nhốt cao) cần áp dụng ngay các biện pháp làm mát để hạn chế rủi ro. Cần tách riêng gia súc, gia cầm ra nơi có bóng mát, tạo sự thông thoáng nơi nhốt, dùng ngay hệ thống quạt làm mát nhưng không nên cho thổi trực tiếp vào gia súc, gia cầm để tránh trường hợp bị sốc, choáng. Đồng thời cho gia súc, gia cầm uống nước điện giải, glucose khi ổn định mới cho gia súc, gia cầm nhập đàn.

Để phòng, chống các loại dịch bệnh trong mùa nắng nóng, người nuôi cần chuẩn bị đầy đủ thuốc thú y; bảo đảm tiêm phòng đầy đủ một số vaccine cần thiết như: đối với trâu, bò tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm da nổi cục; đối với heo tiêm phòng tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả heo, bệnh tai xanh, lở mồm long móng và bệnh E.coli (đối với heo con); đối với đàn gia cầm tiêm vaccine cúm, Newcastle, Gumboro, đậu gà.

Thực hiện thường xuyên biện pháp vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng nuôi, khu chăn thả. Thường xuyên quét dọn, vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ 1 – 2 lần/tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như: Benkocid, Han-Iodine, Five – Iodine, RTD – Iodine… Diện tích phun rộng cả khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh.

Đối với cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm, phát quang cây cỏ xung quanh, quét dọn sạch sẽ toàn bộ khu vực lò ấp, đường ra vào cơ sở ấp; thu gom vỏ trứng sau khi đã ấp nở để tiêu hủy. Đồng thời phun tiêu độc khử trùng hằng ngày toàn bộ diện tích cơ sở ấp trứng, đường ra vào cơ sở ấp trứng, các phương tiện vận chuyển trứng giống và gia cầm mới ấp nở…

Đối với các trang trại cần thực hiện tốt việc dùng các hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Các hộ chăn nuôi cần lưu ý hệ thống thoát nước thải ra ngoài khu dân cư nên có hệ thống biogas để bảo vệ môi trường chăn nuôi cũng như môi trường xung quanh.

Khi có gia súc, gia cầm ốm hoặc chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi trời nắng nóng, cần hạn chế vận chuyển gia súc, gia cầm. Nếu phải vận chuyển đi xa thì cần có dụng cụ chuyên dụng và mật độ hợp lý, đồng thời thường xuyên dừng nghỉ cho vật nuôi uống nước.

Thái Thuận


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho dê bằng tinh cọng rạ
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho dê bằng tinh cọng rạ
Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho dê bằng tinh cọng rạ

Trong truyền giống nhân tạo vật nuôi, sản xuất bảo tồn tinh dịch của đực giống bằng tinh cọng rạ là công đoạn công nghệ rất quan trọng, tham gia quyết định cho việc thành bại của phối giống nhân tạo ở con cái để cải tiến giống vật nuôi.

Kỹ thuật nuôi vịt xiêm
Kỹ thuật nuôi vịt xiêm
Kỹ thuật nuôi vịt xiêm

Vịt Xiêm dễ nuôi, kháng bệnh tốt, ít bệnh tật, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thịt xẻ cao, thịt có màu đỏ thơm ngon, hấp dẫn.

Tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng
Tụ huyết trùng

Bệnh gây ra do vi khuẩn Pasteurella multocida. Vi khuẩn có sức đề kháng mạnh, tồn tại rất lâu trong chuồng trại và đất ẩm thiếu ánh sáng. Bệnh xảy ra quanh năm và thường tập trung vào mùa mưa lúc khí hậu nóng ẩm và những lúc giao mùa...