Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Dầu côn trùng - Thành phần thức ăn mới cho gia cầm và heo

Cập nhật: 02/01/2021, 14:43:14

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Dầu côn trùng - Thành phần thức ăn mới cho gia cầm và heo

(Người Chăn Nuôi) - Không chỉ giàu protein, côn trùng còn chứa nhiều lipid và các thành phần hữu ích khác để trở thành nguồn thức ăn tiềm năng cho ngành chăn nuôi gia cầm và heo.

Nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế
Thực tế, phụ phẩm côn trùng cũng được coi là những thành phần thức ăn bền vững với rất nhiều lợi ích. “Sử dụng côn trùng có nghĩa các hãng sản xuất thức ăn có thể chuyển từ thành phần thức ăn đang cạnh tranh với nguồn thực phẩm của con người như đậu tương sang thành phần thức ăn chất lượng cao và không biến đổi gen”, bà Maye Walraven, Giám đốc phát triển kinh doanh tại hãng sản xuất côn trùng Innovafeed của Pháp cho biết.

“Không chỉ là thành phần thức ăn, côn trùng còn có nhiều giá trị to lớn hơn”, Lars Herink thuộc Viện Công nghệ sinh học, thành viên của Diễn đàn quốc tế về thức ăn và thực phẩm từ côn trùng (IPIFF) cho biết. Sự có mặt của các yếu tố kích thích miễn dịch như peptide kháng khuẩn, chitin và axit lauric trong côn trùng đã góp phần giảm thiểu sử dụng các dược phẩm nông nghiệp.

Do lo ngại dịch bệnh bò điên (BSE) bùng phát cách đây hơn 20 năm, luật châu Âu không cho phép sử dụng protein côn trùng trong chăn nuôi gia cầm và coi đây là protein động vật. Các nhà sản xuất thức ăn tại châu lục này vẫn không ngừng hy vọng rằng châu Âu sẽ sớm ban hành luật cho phép các nhà máy thức ăn sử dụng protein côn trùng và kiểm soát các phương pháp chính thống để phân loại các protein côn trùng từ các nguồn protein động vật khác sẵn có.

Tuy nhiên, các nhà máy thức ăn tại châu Âu lại được phép sử dụng dầu côn trùng làm thức ăn chăn nuôi heo, gia cầm, heo, thủy sản, thú cưng và động vật non. Trong trường hợp này, dầu côn trùng được phép bổ sung vào bột váng sữa với tỷ lệ 15 - 30% để thay thế dầu cọ. Chất béo côn trùng là một phần phải có trong khẩu phần ăn của động vật dạ dày đơn để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng của thú cưng và vật nuôi tại trang trại. Dưỡng chất này chứa xấp xỉ 70% axit béo bão hòa (40% C12, 8% C14, 12% C16 và 27% C18) và 30% axit béo không bão hòa (11% C18:1 và 14% C18:2). Dù luật châu Âu chưa thay đổi nhưng các chuyên gia và nhiều doanh nghiệp trong ngành thức ăn chăn nuôi đã thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu về những giá trị dinh dưỡng của protein côn trùng và dầu côn trùng.

Đơn cử, Gilles Caby từ Công ty Cargill tại Pháp đã nghiên cứu về chất béo trong ruồi lính đen. Hàm lượng chất béo sẽ tùy thuộc vào chất nền nuôi ấu trùng và có thể dao động 7 - 43% trong côn trùng; sau đó có thể tiếp tục thay đổi tùy vào quy trình chiết xuất. Ngược lại, chất béo trong sâu meal ít thay đổi hơn do yêu cầu cho ăn nghiêm ngặt hơn.

Caby khẳng định: “Chúng tôi tin rằng các sản phẩm côn trùng sẽ chiếm vị trí của các nguồn nguyên liệu thô khác trong chế biến thức ăn thủy sản. Thực tế, công ty chúng tôi cũng đã sử dụng nguyên liệu này rồi”. Tuy nhiên, để sử dụng được nguyên liệu côn trùng, theo Caby, các nhà sản xuất cần phải nắm chắc về chất lượng sản phẩm, đặc biệt chú trọng đến sự biến đổi mùi và lượng amine biogen. Thậm chí có trong tay dữ liệu công thức sản phẩm, chúng tôi vẫn duy trì tỷ lệ kết hợp không vượt 0,5% dầu côn trùng và 5 - 10% bột protein”, Caby cho biết thêm.

Nhiều lợi ích
Theo Walraven, chất béo côn trùng có tác dụng cải thiện sức khỏe vật nuôi. Ở heo nái, tỷ lệ bổ sung dầu côn trùng vào thức ăn lên đến 2% và khoảng 1 - 4% trong thức ăn heo con và heo vỗ béo. Trong gia cầm, tỷ lệ bổ sung phụ gia này khoảng 0,2 - 0,5% cho giai đoạn khởi đầu, 0,2 - 1% trong khẩu phần tăng trưởng và trên 2% trong giai đoạn vỗ béo.

Dầu côn trùng rất dễ tiêu hóa nhờ các triglyceride chuỗi trung bình. Nhờ thành phần không bão hòa, dầu côn trùng ít bị ôxy hóa, do đó góp phần nâng chất lượng bảo quản của sản phẩm thịt, Walraven cho biết. Dầu côn trùng là một nguồn axit lauric tự nhiên đậm đặc (trên 40%) với đặc tính kháng khuẩn, tạo tác động lên hệ vi khuẩn đường ruột và hoạt tính lên vi khuẩn gram dương và giữ vi khuẩn gram âm trong tầm kiểm soát. Chủ yếu được biết đến như một chất thay thế dầu cọ nhờ điểm nóng chảy, dầu côn trùng còn được thử nghiệm trong các trại nuôi không kháng sinh.

Walraven cho biết: Chúng tôi đã thay thế một phần dầu đậu tương bằng các tỷ lệ bổ sung 0,5%, 1%, 2% dầu côn trùng trong khẩu phần của heo con sau cai sữa và đạt được hiệu suất tăng trưởng tương tự như dầu đậu tương. Trong một thử nghiệm khác, chúng tôi đã thay thế một phần dầu hạt cải bằng dầu côn trùng và tỷ lệ FCR đã giảm 2%. Trong chăn nuôi gia cầm tăng trưởng nhanh, chúng tôi thay thế một phần dầu đậu tương bằng 0,5% và 5% dầu côn trùng với kết quả FCR giảm 0,6%, giảm 3,5% nước sử dụng và chất lượng phân được cải thiện tích cực.

Dù tiềm năng, nhưng ngành công nghiệp sản xuất thành phần côn trùng vẫn trong giai đoạn đầu và mức độ phát triển tương đối thấp và chậm. Năm ngoái, nhà máy tiếp theo của Innovafeed lên kế hoạch sản xuất 5.000 tấn dầu côn trùng mỗi năm, dù vậy chưa có nhiều thị trường tiêu thụ cho dòng sản phẩm này. Sau khi một siêu thị bán lẻ tại Pháp đã bán cá hồi nuôi bằng thức ăn từ côn trùng và được người tiêu dùng đón nhận tích cực, các hãng côn trùng như InnovaFeed muốn mở rộng sử dụng thức ăn côn trùng trong chăn nuôi gia cầm, heo, cá hồi và tôm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng cho dù dầu côn trùng được phép đưa vào thức ăn chăn nuôi thì rào cản tâm lý vẫn hiện hữu ở châu Âu vì người tiêu dùng tại đây vẫn không chấp nhận sự kết hợp dầu côn trùng như một thành phần thức ăn cho gia cầm và heo.

>> Một khảo sát của InnovaFeed cho thấy 1/3 người tiêu dùng Pháp biết gia cầm thích ăn côn trùng và nhận thức được việc sử dụng dầu côn trùng sẽ góp phần giảm thiểu nạn phá rừng để trồng đậu tương. Hơn một nửa người tham gia khảo sát sẵn sàng mua thịt heo hay gia cầm được nuôi bằng thức ăn chứa côn trùng.

Dũng Nguyên
Theo PoultryFeed


Có thể bạn quan tâm

Bỏ suất du học Pháp về quê nuôi gà
Bỏ suất du học Pháp về quê nuôi gà
Bỏ suất du học Pháp về quê nuôi gà

Tốt nghiệp khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Văn Lang (TP.HCM), Nguyễn Duy Thiên Ân (sinh năm 1990) đã từ bỏ cơ hội mà rất nhiều bạn trẻ ao ước - học bổng toàn phần du học Thạc sĩ tại Pháp - để… về quê nuôi gà.

Phòng trị bệnh tiêu chảy ở bê, nghé
Phòng trị bệnh tiêu chảy ở bê, nghé
Phòng trị bệnh tiêu chảy ở bê, nghé

(Người Chăn Nuôi) - Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa xuân có mưa phùn ẩm ướt, mùa hè nóng ẩm sau những trận mưa rào làm chuồng trại và bãi chăn bị ô nhiễm. Người nuôi cần nắm kiến thức nhất định về bệnh để kịp thời...

Nuôi bò nhốt chuồng: Lợi ích kép
Nuôi bò nhốt chuồng: Lợi ích kép
Nuôi bò nhốt chuồng: Lợi ích kép

Mô hình nuôi bò nhốt chuồng đã mang lại lợi ích kép cho người chăn nuôi ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) khi không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi...