Ảnh minh họa - nguồn internet
(Người Chăn Nuôi) - Để ấp trứng vịt nở đều và khỏe cần chú ý những điểm sau:
Chọn trứng ấp
Cần chọn trứng từ đàn vịt bố mẹ khỏe mạnh, không bệnh, tiêm phòng đầy đủ (bệnh thương hàn làm tỷ lệ nở thấp, tỷ lệ xác cao, vịt nở ra chậm lớn, dị tật cao…)
Trứng vịt để ấp phải có vỏ sạch sẽ, không sần sùi, không có mầm vôi trên vỏ trứng, không có vết rạn nứt, những vết bẩn nhỏ do dính phân hoặc đất phải chùi khô, hình dáng trứng cân đối, không được quá tròn, quá dài hoặc méo mó, buồng khí phải ở đầu to của quả trứng, lòng đỏ có màu thẫm và di chuyển chậm, lòng trắng đặc, trong suốt, không có máu hoặc dị vật dính vào. Thường chọn trứng của vịt đẻ lứa thứ 2.
Bao gói, vận chuyển và bảo quản trứng ấp
Việc bao gói và vận chuyển đúng quy cách giảm dập vỏ, tăng tỷ lệ ấp nở. Trứng được bảo quản đến lúc ấp là 5 - 7 ngày (không để quá lâu), nhiệt độ 15 - 200C, ẩm độ 65 - 75%.
Soi trứng và theo dõi vịt nở
- Soi lần 1: Soi vào lúc 7 - 8 ngày sau khi ấp để loại bỏ những trứng không có phôi, chết phôi, trứng dập vỡ, rạn nứt còn sót lại. Trứng tốt mạch máu sẽ phát triển như mạng nhện; Trứng không có phôi thì trắng tinh, không mạch máu; trứng chết phôi có vòng máu hoặc chấm đen.
- Soi lần 2: 18 ngày sau khi ấp để loại bỏ trứng chết phôi, trứng thối, trứng có phôi phát triển yếu.
- Theo dõi vịt nở: Chế độ ấp tốt vịt sẽ nở đúng 28 ngày, nở rộ và tập trung. Nếu chế độ ấp không tốt như nhiệt độ cao vịt sẽ nở sớm và tỷ lệ chết cao; Nhiệt độ thấp tỷ lệ chết cũng cao, nở chậm, kéo dài, lông xỉn; Độ ẩm cao vịt nở ra nặng bụng và lông bẩn.
Nhiệt độ và ẩm độ tủ ấp
- Nhiệt độ: Lúc bắt đầu vào lò ấp là 370C, từ 1 - 7 ngày là 36,50C, 8 - 15 ngày 37,5 -380C, trứng ngả kép (16 - 20 ngày) 37,80C, trứng ngả đơn (21 - 28 ngày) 380C.
- Ẩm độ: Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 8 là 60 - 65%; Ngày thứ 9 - 23 là 50 - 55%; Ngày thứ 24 - 28 là 65 - 70%.
ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết / Vemedim Corporation
Có thể bạn quan tâm
(Người Chăn Nuôi) - “Flock Award” là giải thưởng hàng năm được trao cho các công ty chăn nuôi hoạt động hàng đầu ở khu vực Bắc Mỹ và Trung Mỹ...
(Người Chăn Nuôi) - Viêm não Nhật Bản B ở heo là một bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm cho heo và có thể lây sang người. Bệnh làm giảm năng suất, chất lượng của heo nuôi vô cùng lớn nếu không có giải pháp xử lý kịp thời.
(Người Chăn Nuôi) - Thời tiết giao mùa là lúc tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Đặc biệt với thỏ là loại gia súc yếu, rất nhạy cảm với ngoại cảnh, sức đề kháng kém, dễ nhiễm các mầm bệnh về đường hô hấp và...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET