Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Diễn Châu: Triển khai phương án đối phó với dịch LMLM type A

Cập nhật: 24/11/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 Năm 2008, dịch Lở mồm long móng (LMLM) type A lần đầu tiên xuất hiện ở Diễn Châu rồi lây lan nhanh ra nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đã gây ra những thiệt hại rất nặng nề. 6 năm sau, dịch bệnh LMLM một lần nữa trở lại, đòi hỏi lãnh đạo, các ban, ngành liên quan phải có những biện pháp kịp thời và quyết liệt.

Theo báo cáo của Trạm thú y huyện Diễn Châu, thời điểm bắt đầu phát hiện dịch bệnh là ngày 13/11. Trên địa bàn xóm 8 và xóm 9 xã Diễn Thái có 5 con trâu, bò của 4 hộ bị ốm, đi kèm là các triệu chứng điển hình của bệnh LMLM như sốt cao, bỏ ăn, loét vành, kẽ móng chân, miệng loét...

Ông Đinh Viết Trường (phó chủ tịch UBND xã Diễn Thái) cho biết: “Ngay sau khi phát hiện gia súc có triệu chứng bị bệnh, lập tức cán bộ thú y xã đã kiểm tra, làm báo cáo gửi lên huyện. Trưa ngày 15/11 Cơ quan thú y vùng III trả lời kết quả các mẫu bệnh phẩm lấy từ ổ dịch, thông báo dương tính với virut LMLM type A, thì ngay tối 15/11 con trâu đầu tiên bị bệnh đã được tiêu hủy.

Hết ngày 20/11, việc tiêm phòng bao vây chống dịch cơ bản đã hoàn thành, số gia súc có biểu hiện ốm sau tiêm vẫn đang được tiếp tục theo dõi”.


Biển báo cấm vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc ra vào vùng dịch

Ông Hoàng Trọng Bốn, Trưởng trạm thú y huyện cho biết:  Xác định tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, chúng tôi đã lập tức phối hợp với Chi cục thú y (CCTY) tỉnh tiến hành tiêu hủy trâu bò bị bệnh, đồng thời lập các chốt kiểm dịch để nghiêm cấm việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc ra vào địa bàn xã Diễn Thái; cắm biển báo dịch, rải vôi ở đầu các trục đường ra vào xã, các chợ buôn bán.

CCTY tỉnh lập tức cấp ngay 200 lít hóa chất Bencocid để khử trùng tiêu độc vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng có nguy cơ cao; huy động 3.000 liều vacxin đa type để bao vây chống dịch. Các xã vùng bị dịch uy hiếp như Diễn Liên, Diễn Đồng, Diễn Nguyên chỉ đạo người dân nuôi nhốt tại chuồng sau tiêm phòng 18- 20 ngày để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh trong môi trường, lập chốt gác từ vùng có dịch ngang qua, rải vôi bột ở đầu các trục đường…

Diễn Châu là địa phương có tổng đàn chăn nuôi lớn, đàn trâu bò lên trên 30 nghìn con, đàn lợn trên 61 nghìn con nhưng chủ yếu vẫn đang thực hiện chăn nuôi nhỏ lẻ, thả chung bãi, chung nguồn nước uống, việc kiểm soát vận chuyển, mua bán, giết mổ nhỏ lẻ rất khó khăn nên khả năng dịch bệnh LMLM bùng phát là rất cao.

Theo báo cáo của huyện, những năm qua tỷ lệ tiêm phòng các loại bệnh dịch còn hạn chế, đặc biệt là LMLM đã bị “bỏ quên” 3 năm nay do giá vacxin còn đắt (14- 15 nghìn đồng/liều vacxin type O và trên 20 nghìn đồng/liều vacxin type A), từ đó dẫn đến tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.


Phun hóa chất tiêu độc khử trùng các phương tiện ra vào vùng dịch ở Diễn Thái

Ban chỉ đạo phòng chống dịch GSGC tỉnh đã tổ chức ngay phiên họp khẩn cấp để đưa ra phương án đối phó. Ngay trong cuộc họp, đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Đinh Viết Hồng quyết định cấp ngay 50.000 liều vacxin để triển khai các biện pháp dập dịch khẩn cấp, đồng thời ban hành Quyết định công bố dịch LMLM trên địa bàn xã Diễn Thái, công bố các xã thuộc vùng dịch uy hiếp.

Thời gian qua, Nghệ An chịu ảnh hưởng nặng nề của các cơn bão lớn, nhiều địa phương bị ngập úng, môi trường ô nhiễm, nguồn thức ăn khan hiếm, thời tiết trong giai đoạn chuyển mùa đã làm giảm sức đề kháng của gia súc. Vì thế, ngay khi các tỉnh Quảng Trị, Thanh Hóa, Hà Tĩnh xảy ra dịch LMLM type A, CCTY tỉnh đã trực tiếp làm việc với các huyện giáp ranh là Hà Tĩnh, Thanh Hóa và những huyện có chợ buôn bán trâu bò lớn để bàn các giải pháp chủ động ứng phó với dịch.

Thành lập tổ công tác lưu động liên ngành kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, các huyện đã thành lập 10 chốt kiểm dịch tại những điểm cần thiết. Các xã nằm trong vùng uy hiếp của huyện Yên Thành là Hợp Thành, Nhân Thành, Hồng Thành cũng đã bắt đầu triển khai tiêm phòng từ ngày 19/11. Nhờ chủ động ứng phó, đến nay dịch LMLM type A tạm thời được khống chế.

Khó khăn lớn nhất trong quá trình tiêu huỷ số gia súc bị bệnh là mức giá hỗ trợ quá thấp, chỉ ở mức 45.000 đồng/kg, trong khi giá trên thị trường từ 90- 100.000 đồng/kg, tính ra mỗi con trâu lỗ từ 11 đến 12 triệu đồng, nên việc vận động nhân dân báo dịch, tiêu hủy rất khó khăn.

Trước mắt, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các địa phương cần tăng cường công tác giám sát dịch bệnh ở cơ sở nhằm phát hiện sớm, báo cáo để xử lý kịp thời khi ổ dịch mới xuất hiện. Trạm kiển dịch Bắc Nghệ An phải trực gác 24/24h, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm ra vào tỉnh.

 

Ngày 16/11, Trung ương đã quyết định cấp cho Nghệ An 300 nghìn liều vacxin dịch tả, 50 nghìn liều vacxin LMLM và 40 nghìn lít hóa chất để chống dịch. Sở NN&PTNT tỉnh cũng đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh phê duyệt mức giá hỗ trợ 75 nghìn đồng/kg đối với gia súc bị tiêu hủy.


Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi an toàn sinh học: Mở lối thành công
Chăn nuôi an toàn sinh học: Mở lối thành công
Chăn nuôi an toàn sinh học: Mở lối thành công

(Người Chăn Nuôi) - Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là xu hướng tất yếu, mang lại giá trị bền vững.

Dịch bệnh trong chăn nuôi, thủy sản diễn biến phức tạp
Dịch bệnh trong chăn nuôi, thủy sản diễn biến phức tạp
Dịch bệnh trong chăn nuôi, thủy sản diễn biến phức tạp

Cập nhật lúc 09:30 29/10/2013 KTĐT - Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong tuần vừa qua, dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ xảy ra ở 4 tỉnh, TP là Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Trà Vinh và Cà Mau.

Nhiều cách làm giàu của nông dân Triệu Phong
Nhiều cách làm giàu của nông dân Triệu Phong
Nhiều cách làm giàu của nông dân Triệu Phong

(QT) - Đến nay, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có trên 16.670 hội viên nông dân. Trong những năm qua, bên cạnh việc tổ chức xây dựng hội vững mạnh, Hội Nông dân huyện Triệu Phong đã chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh, dịch...