Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Chăn nuôi an toàn sinh học: Mở lối thành công

Cập nhật: 20/02/2021, 16:11:02

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Chăn nuôi an toàn sinh học: Mở lối thành công

(Người Chăn Nuôi) - Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học là xu hướng tất yếu, mang lại giá trị bền vững.

Các yếu tố cơ bản

Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) được hiểu là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi và mầm bệnh nhằm bảo đảm cho đàn vật nuôi được hoàn toàn khỏe mạnh và không bị dịch bệnh. Trong chăn nuôi ATSH, cần thực hiện tốt 3 yếu tố:

Giữ khoảng cách, cách ly: Có nghĩa là tạo ra khoảng cách để giữ cho vật nuôi của trang trại không bị nhiễm mầm bệnh bằng cách tránh xa những nguồn lây nhiễm (chợ, cơ sở giết mổ, bệnh viện, trường học, làng xóm, vật nuôi ốm, chết, vật nuôi mang trùng, con người, thức ăn nước uống, chất thải chăn nuôi, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi, động vật khác...). Tùy vào quy mô và tầm quan trọng của cơ sở chăn nuôi để thiết kế khoảng cách cách ly hợp lý, theo quy định trong Luật Chăn nuôi. Giữ khoảng cách và kiểm soát tốt ra vào được cho là biện pháp đầu tiên và có hiệu quả tốt nhất để đạt được mức độ ATSH cao. Nếu khống chế được mầm bệnh không xâm nhập được vào chuồng nuôi thì không thể xảy ra sự lây nhiễm..Kiểm soát tốt sự di chuyển: Chăn nuôi là ngành gắn kết nhiều hoạt động với nhau (người chăn nuôi, người phục vụ, các kỹ thuật chuyên ngành, thú y, nuôi dưỡng, chọn lọc giống, ấp nở, thợ sửa chữa điện nước, thiết bị, người chuyên chở thức ăn, vật tư thiết bị, con giống…). Bởi vậy, nếu một trong các mắt xích của chuỗi liên kết này bị đứt gãy sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi sản xuất. Trại chăn nuôi là cơ sở sản xuất khép kín cần có hàng rào ngăn cách và cổng kiểm soát người, phương tiện ra vào trại. Đảm bảo đầy đủ hệ thống khử trùng phương tiện, thiết bị, người ra vào trại (Phòng thay quần áo, dày dép, phòng khử trùng, vòi hoa sen, vòi nước, xà phòng…).

Quản lý và vệ sinh trang trại: Các cơ sở sản xuất cần đảm bảo đầy đủ quần áo, dày dép bảo hộ cho công nhân làm việc và khách thăm trại. Sổ theo dõi khách ra vào trại. Kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình vệ sinh trong trại hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng, vệ sinh bể nước, đường dẫn nước, chất lượng nước qua phiếu đánh giá kết quả kiểm tra định kỳ…

Xây dựng kế hoạch phù hợp

Những năm gần đây, chăn nuôi an toàn sinh học đã và đang được áp dụng rộng, giúp ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ và bền vững. Tạo sản phẩm chất lượng cao, đem lại sự hài lòng cho người tiêu dùng trong nước, đáp ứng nhu cầu khắt khe của các thịtrường xuất khẩu.

Để quản lý một trang trại bền vững đòi hỏi các nhà chăn nuôi cần xây dựng các kế hoạch ATSH phù hợp với hoạt động cụ thể của họ, lên kế hoạch và chủ động chuẩn bị để kịp thời đối phó với những nguy cơ có thể xảy ra ở tương lai. Các nhà sản xuất được khuyến khích làm việc với tổ chức ngành công nghiệp, bác sĩ thú y để phát triển kế hoạch ATSH. Tất cả nhân viên và bất kỳ ai sống trong trang trại cần phải hiểu tầm quan trọng của ATSH và tuân theo các quy trình ATSH. Các phần chính của các kế hoạch ATSH phải được đăng và hiển thị. Kế hoạch cần phải được xem xét và cập nhật thường xuyên.Cùng đó, cần phát hiện, nhận biết các yếu tố rủi ro sớm ở các công đoạn, phân khúc trong toàn chuỗi để khắc phục giúp quản lý công tác ATSH đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, theo dõi, cảnh báo sớm về tình hình dịch bệnh để đối phó là biện pháp tốt trong ATSH. Và cuối cùng, nếu tạo được sự đồng bộ, đoàn kết thống nhất trong hành động sẽ đem lại hiệu quả cao ATSH.

>> Thời gian tới, chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh với mật độ gia tăng, vòng quay tạo ra sản phẩm nhanh hơn, nhiều hơn nên việc áp dụng chăn nuôi ATSH là rất cần thiết nhằm hạn chế dịch bệnh, nâng cao tỷ lệ sống, tạo sản phẩm chất lượng.

TS Phan Văn Lục - Tổng thư ký VIPA


Có thể bạn quan tâm

Nông dân làm giàu từ mô hình trang trại khép kín
Nông dân làm giàu từ mô hình trang trại khép kín
Nông dân làm giàu từ mô hình trang trại khép kín

Mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất, nông dân Nguyễn Thuận (sinh năm 1961, trú tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), đã có doanh thu khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm từ mô hình trang trại...

Cá tầm Trà Cổ
Cá tầm Trà Cổ
Cá tầm Trà Cổ

Cập nhật lúc 19:52, Thứ Hai, 28/10/2013 (GMT+7) Nhắc đến loại cá đặc sản nước lạnh này, nhiều người sẽ hình dung ra cá nhập khẩu, nếu không cũng chỉ ở những vùng như Sapa (tỉnh Lào Cai) hay Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) - những nơi có nguồn nước lạnh...

Ngành cá tra: nông dân phải tài trợ cho doanh nghiệp!
Ngành cá tra: nông dân phải tài trợ cho doanh nghiệp!
Ngành cá tra: nông dân phải tài trợ cho doanh nghiệp!

Ngày 04.12.2013, 07:08 (GMT+7) SGTT.VN - Giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long còn 21.000 – 22.000 đồng/kg, giảm hơn 1.000 đồng so với cách nay hơn một tuần. Ông Dương Ngọc Minh, phó chủ tịch hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản...