Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực chăn nuôi gồm 6 thủ tục. Ảnh: ST
(Người Chăn Nuôi) – Từ ngày 20/9/2024, một số thủ tục hành chính mới lĩnh vực chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT sẽ chính thức có hiệu lực.
Ngày 29/8, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã ký Quyết định số 2972/QĐ-BNN-CN về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực chăn nuôi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ. Các thủ tục hành chính công bố tại Quyết định này được ban hành tại Nghị định số 106/2024/NĐ-CP ngày 01/8/2024 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Theo Quyết định, danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực chăn nuôi gồm 6 thủ tục. Trong đó, danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết cấp tỉnh gồm 4 thủ tục; danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết cấp huyện gồm 2 thủ tục.
Đối với cấp tỉnh, Sở NN&PTNT có trách nhiệm thực hiện 3 nhiệm vụ, bao gồm: Đề xuất hỗ trợ đầu tư dự án nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với các chính sách hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư công. Quyết định hỗ trợ đầu tư dự án nâng cao hiệu quả chăn nuôi đối với các chính sách hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư công. Quyết định hỗ trợ đối với các chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước. Trong khi đó, Sở Tài chính có trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến Đề nghị thanh toán kinh phí hỗ trợ đối với các chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Đối với cấp huyện, cơ quan chuyên môn cấp huyện (Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện thủ tục Hỗ trợ chi phí nâng cao hiệu quả chăn nuôi cho đơn vị đã cung cấp vật tư phối giống, công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); chi phí liều tinh để thực hiện phối giống cho heo nái đối với các chính sách sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng thực hiện thủ tục liên quan đến Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ đào tạo, tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang các nghề khác; chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); chi phí mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tinh cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) đối với các chính sách sử dụng vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng các mô hình sản xuất sạch, sản phẩm có chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAHP đang được Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị quan tâm thực hiện trên cơ sở bám sát các chương trình, mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm...
(Người Chăn Nuôi) - Cắt mỏ gà là việc làm cần thiết bởi không những hạn chế được các hiện tượng gà cắn mổ nhau, ăn lông, ăn thịt nhau… mà còn tiết kiệm thức ăn tiêu tốn cho một đơn vị sản phẩm, tăng hiệu quả hấp thụ thức...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET