Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Giảm chi phí thức ăn trong nuôi gia cầm

Cập nhật: 28/09/2019


Chi phí thức ăn trong nuôi gia cầm ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi - Ảnh: ST

(Người Chăn Nuôi) - Khi tối thiểu hóa được chi phí thức ăn trong chăn nuôi sẽ cải thiện được hiệu quả sản xuất và tối đa hóa được lợi nhuận của người chăn nuôi gà. Nếu mức độ cho gà ăn phù hợp với điều kiện từng trại thì người chăn nuôi có thể tiết kiệm được khoảng 10% cám.

Cho gà ăn đúng cách

Để đạt được trọng lượng mục tiêu trong thời gian ngắn thì gà thịt thường được cho ăn tự do để chúng tự nạp đủ nhu cầu năng lượng cơ thể cần. Tuy nhiên những năm trở lại đây, các nhà nghiên cứu khuyến cáo, nên cho gà thịt ăn có kiểm soát thời gian để đạt được hiệu quả kinh tế. Theo đó, gà được cho ăn một lượng thức ăn nhất định trong một ngày khoảng 4 - 6 lần để ăn được hết thức ăn, sau đó có khoảng thời gian nghỉ từ 1 giờ hoặc ít hơn. Với chế độ này giúp làm giảm kích thích cơ học của việc tiêu thụ thức ăn thường thấy trong chế độ ăn theo dây chuyền liên tục cả ngày.

Thiết kế máng ăn hợp lý

Ở một số trang trại nhất là trang trại nuôi gà theo hình thức thả vườn: thức ăn cho gà thường được đựng vào máng tròn - dẹt hay các loại máng dài khoảng 1,5 - 2 m làm từ tấm kim loại hoặc bằng gỗ đặt ngoài trời mưa mà không có mái che. Loại máng này thường có chi phí thấp, khá bền nhưng lại xảy ra vấn đề nghiêm trọng đó là có thể gây ra lãng phí thức ăn vì gà thường sẽ bước chân vào trong máng làm đổ máng hay tãi thức ăn ra ngoài. Một số khác, người chăn nuôi còn bớt đi phần công việc cho cám vào máng hoặc khay ăn bằng cách đổ trực tiếp thức ăn trên nền đất. Với những cách cho gà ăn như này, người chăn nuôi khó có thể đối phó khi thời tiết ở Việt Nam. Để khắc phục vấn đề này, người chăn nuôi nên thay đổi loại máng ăn khác hoặc làm mái che và bộ phận điều tiết tốc độ chảy tự động, bố trí máng, khay ăn quanh sân vườn với tỷ lệ phù hợp với số gà. Đồng thời tránh đổ thức ăn trong máng quá đầy và duy trì ở mức độ nhất định để giảm thiểu tổn thất.

Cắt mỏ cho gà

Việc cắt mỏ gà giai đoạn từ 12 - 15 ngày tuổi sẽ làm giảm vấn đề rơi vãi thức ăn, đồng thời giảm tình trạng cắn mổ nhau và các thói quen xấu khác. Với gà đẻ cắt mỏ từ 1/2 - 2/3 mỏ và cắt 1/4 - 1/3 đối với gà thịt.

Cho ăn cám trộn sỏi

Tiêu hóa ở dạ dày cơ là co bóp nhào trộn thức ăn, chính vì thế với thức ăn hạt, nhất là đối với gà ăn thóc hay ăn ngô hạt, khả năng tiêu hóa để triệt để, có thể bổ sung cho gà thêm sỏi, trộn trực tiếp sỏi vào khẩu phần thức ăn. Là một trong những cách tiết kiệm thức ăn cho gà rất hiệu quả. Việc bổ sung sỏi vào thức ăn có thể giúp tiết kiệm được 4,3% cám trên gà đẻ và 6,4% cám trên gà thịt.

Cắt cám trước khi xuất chuồng gà thịt 6 tiếng

Với mong muốn đạt được tối đa lợi ích kinh tế, tâm lý chung của nhiều người chăn nuôi là muốn đàn gà có mức cân nặng nặng nhất vào thời điểm cân bán xuất chuồng, do đó trước khi xuất chuồng, nhiều trại ra sức cho gà ăn nhiều cám. Tuy vậy khi bị stress do di chuyển cám không tiêu hóa hết sẽ khiến chất lượng thịt bị sụt giảm, tỷ lệ móc hàm thịt giảm sút theo.

Một số yếu tố khác

Ngoài những yếu tố kể trên, để tiết kiệm thức ăn trong chăn nuôi gà, người chăn nuôi cần chú ý đến việc kiểm soát động vật gặm nhấm. Một con chuột 250 gram có thể ăn được số lượng bằng với trọng lượng cơ thể của nó trong một ngày (khoảng 90 kg/con/năm). Và cuối cùng, hư hỏng thức ăn và bị nhiễm nấm mốc cũng là yếu tố góp phần vào thiệt hại và hao phí thức ăn. Những vấn đề này thường xảy ra với thức ăn không được xử lý một cách khoa học, thích hợp, nhất là các vùng nhiệt đới có điều kiện khí hậu nóng ẩm.

Phạm Dũng


Có thể bạn quan tâm

EU quan tâm sản xuất trứng hữu cơ
EU quan tâm sản xuất trứng hữu cơ
EU quan tâm sản xuất trứng hữu cơ

(Người Chăn Nuôi) - Kể từ năm 2012, khi Liên minh châu Âu (EU) cấm nuôi gia cầm trong chuồng lồng kín thì tại nhiều quốc gia của EU đã từng bước chuyển đổi sang hệ thống nuôi đối xử nhân đạo với động vật...

Xử lý hiện tượng ngộ độc thức ăn trên bò
Xử lý hiện tượng ngộ độc thức ăn trên bò
Xử lý hiện tượng ngộ độc thức ăn trên bò

(Người Chăn Nuôi) - Khẩu phần thức ăn của bò thường có trên 90% là cây cỏ thực vật, trong đó nhiều loại chứa độc tố nguy hiểm dễ gây ngộ độc...

Xử lý bệnh nấm phổi ở gia cầm
Xử lý bệnh nấm phổi ở gia cầm
Xử lý bệnh nấm phổi ở gia cầm

(Người Chăn Nuôi) - Bệnh do nấm Aspergillus fumigatus gây ra. Ở không khí các bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí của gia cầm qua bụi hít vào từ mũi, khí quản, khi sức đề kháng giảm thì bệnh nặng lên.