Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Giống tốt, tiền đề để chăn nuôi phát triển

Cập nhật: 25/10/2013

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
 Phải đột phá

Theo Tổng cục Thống kê, đến năm 2012 tổng đàn lợn của cả nước đạt trên 26,3 triệu con, giảm 2,1% so với năm 2011; tốc độ tăng trưởng bình quân giảm 1,6%/năm. Tình hình chăn nuôi lợn 3 cấp (ông bà, bố mẹ, thương phẩm) gặp nhiều khó khăn.

Do khả năng tài chính còn nhỏ, năng lực quản lý trang trại của người chăn nuôi còn yếu nên các trang trại, DN trong nước chủ yếu nhập giống ông bà từ nước ngoài về SX lợn bố mẹ để bán cho các hộ chăn nuôi khác SX lợn thương phẩm.

Đối với giống gia cầm, các Cty nước ngoài có vốn đầu tư FDI chiếm khoảng 80% thị phần ở công đoạn giống nuôi bố mẹ và ông bà để SX giống thương phẩm 1 ngày tuổi. Ở công đoạn nuôi gà thịt thương phẩm thì Cty nước ngoài cũng chiếm tỷ lệ rất cao, theo phương thức nuôi gia công hoặc bán trực tiếp với người chăn nuôi.


Thứ trưởng Vũ Văn Tám phát biểu chỉ đạo hội nghị

Đối với giống bò sữa thì từ năm 2001, giống bò chuyên dụng sữa Holstein Friesian (HF) thuần cao (có năng suất trên 7.500 kg/chu kỳ) được Viện Chăn nuôi nhập từ Hoa Kỳ về nuôi thử nghiệm tại Sơn La và Lâm Đồng.

Những năm gần đây, Việt Nam đã ứng dụng thành công bước đầu đối với công nghệ phối giống tinh bò phân biệt giới tính với tỷ lệ bê cái sinh ra 87 - 92%. Phương pháp này cho hiệu quả kinh tế cao. Trong khi bê đực mới sinh chỉ bán được 1,2 triệu đ/con thì bê cái giống cao sản có giá bán 12 triệu đ/con.

Còn giống bò thịt đã chuyển dần từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi bán thâm canh và thâm canh. Chính vì vậy năng suất của đàn bò thịt cũng như chất lượng thịt bò ngày càng được cải thiện.

Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau nghiên cứu, phân tích, thảo luận đánh giá những mặt được và chưa được trong công tác giống vật nuôi những năm qua. Có ý kiến cho rằng nếu không giải quyết được những vấn đề căn cơ tồn tại, hạn chế trong công tác giống vật nuôi thì việc tạo ra được đột phá cho ngành này sẽ còn gặp nhiều khó khăn.

Nghiên cứu hiện đại để chăn nuôi bền vững

TS Ngô Thị Kim Cúc, Trưởng bộ môn Di truyền giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi cho rằng, trở ngại lớn nhất hiện nay là do 3 vấn đề. Một là hộ nông dân chưa biết hết giá trị của việc áp dụng ưu thế lai trong công tác giống để nâng cao hiệu quả kinh tế và đó cũng là nguyên nhân quan trọng để họ chưa liên kết với nhau, phân công trách nhiệm trong thị trường.

Hai là, họ chưa sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác để cùng nhau điều tiết thị trường. Vẫn còn tình trạng mạnh ai nấy làm, SX tùy hứng theo tâm lý đám đông. Hậu quả là mọi người đều bị thiệt hại. Ba là, các cơ quan chức năng trong quản lý giống vật nuôi còn làm chưa tốt.

Từ những vấn đề đặt ra đó, TS Ngô Thị Kim Cúc kiến nghị Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chỉnh sửa bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống hiện không còn phù hợp với thực tế SX. Cần cập nhật theo tiến bộ của thế giới và các kết quả nghiên cứu, thực tế SX hiện nay. Cần hướng tới các đối tượng là trại giống, con giống và trạm thụ tinh nhân tạo.

Cùng với đó là hình thành ít nhất một trung tâm đào tạo và huấn luyện kỹ thuật chăn nuôi, đào tạo kiến thức quản lý trang trại đại gia súc và một trung tâm đào tạo, huấn luyện chăn nuôi lợn cho các chủ trại, cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại các trang trại.

Nhìn nhận thực trạng giống vật nuôi, TS Nguyễn Quế Côi, GĐ Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) cho rằng, thực tế quá trình chăn nuôi lợn ngoại ở VN trong những năm qua cho thấy một nghịch lý: Những năm 2007 trở về trước khi các điều kiện chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng và yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao thì các dòng lợn PIC tỏ ra chiếm ưu thế bởi có năng suất sinh sản tốt, dễ thích nghi phù hợp với điều kiện chăn nuôi.


Coi trọng chất lượng giống là yếu tố sống còn để ngành chăn nuôi phát triển bền vững

Song những năm gần đây, khi các điều kiện chăn nuôi đã phát triển, yêu cầu về chất lượng con giống của thị trường và yêu cầu chất lượng thịt của người tiêu dùng tăng lên thì các dòng lợn có nguồn gốc PIC chỉ đáp ứng được về khả năng sinh sản, còn khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của chúng đã không theo kịp được yêu cầu của thị trường.

 

+ Thứ trưởng Vũ Văn Tám chỉ đạo cần phải xây dựng chiến lược riêng cho từng đối tượng vật nuôi. Ngay cả gia cầm, thủy cầm cũng phải có chiến lược riêng cho nó để chuyên môn hóa đầu tư để có tính cạnh tranh cao. Các giống nhập khẩu phải thường xuyên cập nhật tiến bộ của thế giới để mang được những giống tốt nhất về lai tạo và phải để người chăn nuôi tiếp cận được những tiến bộ đó.

+ "Điểm yếu của chúng ta là ứng dụng và chuyển giao tiến bộ chăn nuôi. Hệ thống khuyến nông, các trung tâm chuyển giao của Viện Chăn nuôi và địa phương cần coi trọng vấn đề này. Cùng với đó là phải siết chặt công tác quản lý giống vật nuôi. Là một đất nước có nền chăn nuôi phát triển nhưng đến nay vẫn chưa có Luật Chăn nuôi.

Trong khi đó nghị định và pháp lệnh cũng còn ít. Hiện chỉ mới có pháp lệnh giống nên chưa đủ mạnh để làm tốt hơn nữa công tác quản lý", Thứ trưởng Vũ Văn Tám.

 

Đề cập đến những hạn chế, TS Nguyễn Quý Khiêm, GĐ Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) thẳng thắn chỉ ra rằng: “Tồn tại nhiều dòng gà nhưng tính cạnh tranh còn thấp, chưa tạo được dòng gà chủ lực. Quy mô đàn một số dòng còn nhỏ chưa đủ độ lớn để nâng cao áp lực chọn lọc, tạo điều kiện cho tiến bộ di truyền”.

Về định hướng nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi trong thời gian tới và tầm nhìn đến 2030, hội nghị đưa ra mục tiêu: Phát triển nghiên cứu về di truyền, giống vật nuôi theo hướng nghiên cứu hiện đại để phục vụ ngành chăn nuôi bền vững có năng suất, chất lượng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

Trong đó tập trung nghiên cứu tạo ra các loại sản phẩm chăn nuôi, các dòng, giống đặc sản của VN có chất lượng cao mà các nước khác không có từ các nguồn gen bản địa và nguồn gen nhập nội. Xác định các tổ hợp lai phù hợp với trình độ SX trong nước và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước…

Trực tiếp chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đánh giá cao ngành chăn nuôi, đặc biệt là người chăn nuôi thời gian qua đã đáp ứng được đầy đủ thực phẩm cho toàn xã hội. Thứ trưởng cho rằng ngành chăn nuôi rõ ràng không thiếu giống cho vật nuôi song mối quan tâm nhất hiện nay của Bộ NN-PTNT chính là chăn nuôi nông hộ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nông hộ có được giống vật nuôi tốt.

“Chúng ta đang bàn chiến lược phát triển giống vật nuôi trong bối cảnh triển khai đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Chúng ta xem lợi thế của mình là trồng lúa, vậy thì lựa chọn những vật nuôi gì sử dụng trực tiếp lúa để có hướng lựa chọn cho đầu tư. Vùng khí hậu nhiệt đới thì nên lựa chọn loại cỏ nào để trồng tốt nhất và vật nuôi nào tốt nhất để sử dụng giống cỏ đó nhằm sinh ra lợi nhuận cho nông hộ”, Thứ trưởng gợi mở.

 

Sẽ thất bại nếu chần chừ chuyển gen

Phát biểu tại hội nghị, TS Phùng Đức Tiến, Ủy viên thường trực Ủy ban KHCN & môi trường Quốc hội nêu quan điểm nếu chúng ta cứ chần chừ mãi về vấn đề chuyển đổi gen là sẽ thất bại. Giống tốt mà thức ăn cứ nhập về thì không thể giàu lên được. Các nước đã làm lâu rồi sao ở mình cứ khảo nghiệm mãi thế. Làm giống phải có một chiến lược lâu dài chứ làm kiểu chắp vá, nay tạo giống, mai tạo giống thì sẽ khó đột phá cho phát triển.

Theo NNVN



Có thể bạn quan tâm

Xử lý bệnh nấm phổi ở gia cầm
Xử lý bệnh nấm phổi ở gia cầm
Xử lý bệnh nấm phổi ở gia cầm

(Người Chăn Nuôi) - Bệnh do nấm Aspergillus fumigatus gây ra. Ở không khí các bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí của gia cầm qua bụi hít vào từ mũi, khí quản, khi sức đề kháng giảm thì bệnh nặng lên.

Tiếp tục lỗ, người nuôi cá tra mất khả năng tái sản xuất
Tiếp tục lỗ, người nuôi cá tra mất khả năng tái sản xuất
Tiếp tục lỗ, người nuôi cá tra mất khả năng tái sản xuất

Cập nhật lúc: 15:28, 30/11/2013 VOV.VN-Giá cá tra nguyên liệu tại Vĩnh Long từ 23.000-23.500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất 23.000-24.000 đồng/kg.

Myanmar: Nhu cầu tiêu thụ thức ăn tăng cao
Myanmar: Nhu cầu tiêu thụ thức ăn tăng cao
Myanmar: Nhu cầu tiêu thụ thức ăn tăng cao

(Người Chăn Nuôi) - Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy, ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi của Myanmar đang tăng trưởng vững chắc nhờ sự phát triển mạnh của lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm.