Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Hà Nam: Nỗ lực duy trì ổn định đàn vật nuôi

Cập nhật: 07/05/2023, 13:50:57

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Hà Nam: Nỗ lực duy trì ổn định đàn vật nuôi
Lợn được đưa về bán tại Chợ đầu mối gia súc, gia cầm Hà Nam thuộc xã Bối Cầu (huyện Bình Lục). Ảnh: Thành Nam

Hiện nay, chăn nuôi gia súc, gia cầm của tỉnh có xu hướng giảm về số lượng, ước khoảng trên 10% so với năm 2022. Cụ thể, tổng đàn lợn còn trên 300 nghìn con; đàn trâu, bò khoảng 30 nghìn con; đàn gia cầm hơn 7 triệu con. Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển chăn nuôi nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung.

Tìm hiểu tại xã Văn Xá (huyện Kim Bảng), nơi chăn nuôi lợn phát triển khá mạnh, tổng đàn lợn thịt của xã có khoảng hơn 7.500 con, lợn nái 800 con, đều giảm từ 12 - 15% so với năm 2022. Trong đó, một số hộ nhỏ lẻ bỏ không chăn nuôi, nhiều trang trại quy mô lớn giảm số đầu con. Việc tái đàn sau khi xuất bán lợn thịt của người dân trên địa bàn hạn chế. Ngay với đàn lợn nái, người chăn nuôi thải loại những con kém chất lượng, nhưng không bổ sung mới. Tỷ lệ chuồng trống không nuôi lợn trong các hộ dân tăng lên.

Ông Dương Đức Hùng, Giám đốc HTXDVNN Văn Xá cho biết: Chăn nuôi lợn tại địa phương đang trong giai đoạn khó khăn. Dự báo, đàn lợn sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới. Ngay gia đình tôi mới xuất chuồng gần 50 con lợn thịt, khả năng sẽ chỉ tái đàn một lượng nhất định.

Còn tại huyện Lý Nhân, một trong những nơi có tổng đàn vật nuôi nhiều nhất tỉnh cũng trong tình trạng giảm đàn so với năm trước. Cụ thể, đàn lợn giảm 10 nghìn con (gồm cả lợn nái và lợn thịt), trâu, bò giảm 500 con, gia cầm giảm hàng trăm nghìn con. Tìm hiểu tại một số địa phương trên địa bàn huyện cho thấy, chăn nuôi lợn của người dân giảm cả về quy mô và số hộ chăn nuôi, nhất là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư giảm 40% - 50%. Đàn trâu, bò giảm chính ở những hộ thường xuyên mua về nuôi vỗ béo một thời gian rồi xuất bán khoảng 300 con. Với đàn gia cầm giảm nhiều nhất là thủy cầm (chủ yếu là vịt) do giai đoạn trước Tết người dân xuất bán phần lớn đàn nuôi thịt, không nhập lại. Đơn cử, xã Phú Phúc - địa phương có tổng đàn vật nuôi lớn của huyện, đàn trâu, bò giảm hơn 150 con, xuống còn 877 con; đàn lợn giảm hơn 10%, còn gần 7.100 con…

Ông Trần Văn Niềm, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Lý Nhân cho biết: Số lượng đàn gia súc, gia cầm mới được tổng hợp trên địa bàn sát với thực tế để phục vụ công tác tiêm vắc-xin phòng bệnh vụ xuân. Lượng gia súc, gia cầm giảm nhiều tại khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình. Đây là thực trạng tất yếu trong điều kiện chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa qua.

Qua tìm hiểu được biết, việc giảm đàn vật nuôi chủ yếu xảy ra trong nông hộ (khu vực này chiếm khoảng 40% số lượng). Có khá nhiều khó khăn dẫn đến người dân giảm đàn vật nuôi, trong đó khó khăn lớn nhất là giá bán sản phẩm bấp bênh và xuống thấp trong thời gian dài. Tại không ít thời điểm, giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành sản xuất.

Đối với lợn thịt xuất chuồng gần 1 năm qua giá bán luôn ở mức thấp, chỉ từ 52 nghìn đồng/kg lợn hơi trở xuống. Hiện nay, giá lợn hơi xuất chuồng bán tại hộ dân chỉ ở mức 43 – 47 nghìn đồng/kg (tùy chất lượng đàn lợn). Với giá bán này, người dân đang chịu lỗ khoảng 300 - 500 nghìn đồng/con lợn thịt có trọng lượng 100 kg. Những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không chủ động được con giống mức lỗ còn cao hơn. Đối với vịt và gà trắng (gà công nghiệp nuôi trong chuồng kín) bấp bênh và thua lỗ ở nhiều thời điểm.

Ngay với trâu, bò, đối tượng vốn khá ổn định giá, nay cũng giảm dưới 100 nghìn đồng/kg thịt hơi. Giá bán như hiện tại, người nuôi trâu, bò có lợi nhuận rất thấp, có nguy cơ thua lỗ. Cùng với đó, giá thức ăn chăn nuôi các loại vẫn duy trì ở mức cao, dẫn đến chi phí giá thành sản xuất không giảm. Một yếu tố nữa, khó khăn về kinh tế của người dân giai đoạn hậu dịch bệnh Covid-19 khiến nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày giảm, dẫn đến tình trạng chăn nuôi “cung vượt cầu”. Ngoài ra, một bộ phận người dân chuyển sang làm trong các khu công nghiệp và ngành nghề khác nên ngừng chăn nuôi…

Giá thức ăn cao tác động đến chăn nuôi của người dân. (Thức ăn chăn nuôi bán tại đại lý thuộc xã Văn Xá - Kim Bảng). Ảnh: M.Hùng

Trước khó khăn trong sản xuất và số lượng đàn gia súc, gia cầm giảm, ngành nông nghiệp đã triển khai các biện pháp nhằm duy trì ổn định đàn vật nuôi. Theo đó, để đối phó với tình hình giá thức ăn chăn nuôi cao, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng đầy đủ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Đặc biệt, tiêm đầy đủ vắc-xin, thường xuyên vệ sinh thú y… Các hộ chăn nuôi chủ động phối trộn, tự chế thức ăn nhằm giảm chi phí so với sử dụng toàn bộ bằng cám công nghiệp. Có thể sử dụng các nguyên liệu thức ăn tại chỗ, như: thóc, ngô, cá, rau củ…

Cần xác định rõ tình trạng khó khăn sẽ chỉ diễn ra trong thời gian nhất định, khi thị trường ổn định, giá gia súc, gia cầm xuất chuồng ấm lên, chăn nuôi phát triển trở lại. Do vậy, cần chủ động duy trì tốt đàn giống chất lượng, nhất là với đàn lợn luôn chiếm trên 70% giá trị trong ngành chăn nuôi cần giữ được số lượng đàn nái. Đây là thời điểm phù hợp để người dân sàng lọc, loại bỏ những con nái kém chất lượng, bổ sung đàn hậu bị mới…

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi – Thú y (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá: Những khó khăn hiện tại đang ảnh hưởng rất lớn đến duy trì và phát triển chăn nuôi. Khả năng các đối tượng vật nuôi chính (lợn, trâu, bò, vịt) tiếp tục giảm đàn. Thời gian này cần thực hiện tốt các giải pháp để duy trì và ổn định chăn nuôi, góp phần tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp.

Chăn nuôi vẫn là một trong những hướng chính góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Thiết nghĩ, để duy trì chăn nuôi ổn định và phát triển, cùng với những biện pháp đã triển khai, cần có sự hỗ trợ hơn nữa của các cấp, ngành chức năng về công nghệ, kỹ thuật, về nguồn vốn, xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng, nhất là tiếp tục tạo điều kiện xây dựng những khu chăn nuôi tập trung, bảo đảm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường…

Mạnh Hùng
Nguồn: Báo Hà Nam


Có thể bạn quan tâm

Phòng trị bệnh giun đũa ở bê, nghé
Phòng trị bệnh giun đũa ở bê, nghé
Phòng trị bệnh giun đũa ở bê, nghé

(Người Chăn Nuôi) - Bê, nghé sau khi sinh sức đề kháng còn yếu nên thường xuyên mắc phải một số bệnh khá nguy hiểm, điển hình nhất là bệnh giun đũa. Để đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, người nuôi cần nắm vững kỹ thuật chăm sóc và...

Phát triển bền vững chăn nuôi gia súc lớn
Phát triển bền vững chăn nuôi gia súc lớn
Phát triển bền vững chăn nuôi gia súc lớn

(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi đại gia súc tại các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng phát triển, với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, để ổn định và phát triển xứng với tiềm năng, cần có sự cải tổ...

Phòng bệnh thiếu máu truyền nhiễm trên gà
Phòng bệnh thiếu máu truyền nhiễm trên gà
Phòng bệnh thiếu máu truyền nhiễm trên gà

(Người Chăn Nuôi) - Thiếu máu truyền nhiễm là một bệnh tương đối mới ở gà, được phát hiện chủ yếu trên đàn gà con chưa được bảo hộ bởi kháng thể chống lại virus, đôi khi cũng được phát hiện trên đàn gà thịt thương phẩm ở thể mãn...