ĐBP - Hội Nông dân xã Thanh Luông (huyện Ðiện Biên) có 35 chi hội với 1.435 hội viên. Là xã biên giới, có địa bàn rộng, nhiều dân tộc sinh sống nên điều kiện phát triển kinh - tế xã hội của một số hội viên còn gặp nhiều khó khăn. Ðể tạo điều kiện giúp đỡ hội viên và nông dân tiếp cận nhanh với chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, Hội Nông dân xã thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền để hội viên nông dân tham gia học tập, nắm bắt các chủ trương đường lối của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Hội phối hợp cùng với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức hội thảo đầu bờ, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, lựa chọn cây, con giống phù hợp giúp hội viên phát triển kinh tế.
Nông dân huyện Ðiện Biên chăm sóc đàn lợn. Ảnh: Thu Hằng
Hội Nông dân xã còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tạo điều kiện giúp hội viên vay vốn phát triển sản xuất. Hiện, Hội quản lý số dư nợ hơn 13 tỷ đồng cho 480 hộ vay. Tuy nhiên nguồn vốn Ngân hàng không đáp ứng được hết nhu cầu vốn vay phát triển sản xuất của hội viên. Hội Nông dân xã đã nhận ủy thác nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân (QHTND) tỉnh số tiền 850 triệu xây dựng dự án nuôi trâu sinh sản giúp cho 25 hộ vay trong đó có 3 hộ nghèo. Nguồn vốn QHTND được giải ngân cho các hộ vay vào tháng 8/2014. Ngay sau khi nhận vốn, các hộ đã mua 52 con trâu để chăn thả. Hội Nông dân xã không chỉ giúp hội viên nhận vốn, lựa chọn mua trâu mà còn phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức phổ biến kiến thức chăm sóc, tiêm chủng cho hội viên. Nhờ được tiêm chủng thường xuyên, định kì, chăm sóc chu đáo của các hộ gia đình mà đàn trâu lớn nhanh và sinh sản đều. Tính đến tháng 8/2017, đàn trâu đã phát triển được 106 con, tăng 54 con so với ban đầu. Ðiển hình như gia đình anh Lò Văn Thuận, khi tham gia dự án được QHTND cho vay 30 triệu đồng anh mua một cặp trâu mẹ con, đến nay đàn trâu của anh đã phát triển thành 5 con, hay như gia đình anh Lò Văn Công được vay 50 triệu đồng, gia đình anh thêm 10 triệu mua 2 cặp trâu mẹ con, đến nay đã phát triển thành 8 con...
Hầu hết hội viên nông dân đều nhận thức được “con trâu là đầu cơ nghiệp” nên ngay từ khi chọn mua giống các hộ đều chọn trâu đã bắt đầu sinh sản hoặc mua một cặp trâu mẹ con từ 25 - 30 triệu đồng phù hợp với số vốn vay. Tính đến khi kết thúc dự án (3 năm) hộ nào cũng có ít nhất từ 3 con trâu mẹ con trở lên, sau khi đã bán trâu trả gốc, trừ tiền gốc mỗi hộ gia đình sẽ có lãi từ 45 - 60 triệu đồng, bình quân mỗi nhân công có thu nhập trên 1,2 triệu đồng/tháng.
Ðặc biệt, vừa qua, QHTND Trung ương đợt II/2017 đã tiếp tục cho 21 hộ hội viên nông dân tại 3 bản: Pe Nọi, Món, Nghịu để nuôi trâu sinh sản với tổng số tiền là 850 triệu đồng, trong đó 11 hộ được vay với số tiền là 50 triệu đồng và 10 hộ vay với số tiền 30 triệu đồng để chăn nuôi trâu sinh sản. QHTND là điểm tựa giúp nông dân có vốn và có thể làm giàu, vì sau khi kết thúc dự án cả 25 hộ vẫn còn từ 3 con trâu mẹ con trở lên để chăn thả, với sự chăm sóc của nông dân chỉ sau 3 năm nữa số trâu này sẽ tăng lên và trở lên khá giả. Thời gian tới, hy vọng rằng QHTND sẽ tiếp tục tạo điều kiện để các hộ nông dân khác được vay khi dự án này kết thúc.
Nguyễn Tuyết (Hội Nông dân tỉnh)
Có thể bạn quan tâm
Chương trình cải tạo đàn bò được Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện từ năm 1995 và triển khai liên tục từ đó đến nay.
Hiện nay, trên thị trường giá heo hơi tiếp tục giảm, chưa có dấu hiệu khởi sắc. Mức giảm sâu ghi nhận tại TP Cần Thơ, các tỉnh ÐBSCL như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tiền Giang, Vĩnh Long…
(Người Chăn Nuôi) - COVID-19 đã làm ngành gia cầm diễn biến theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên, COVID-19, ngành gia cầm có giữ vững vị thế của mặt hàng protein được tiêu dùng nhiều nhất thế giới?
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET