Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Khai thác tiềm năng của thành phần thức ăn thay thế

Cập nhật: 16/11/2024, 13:46:22

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Khai thác tiềm năng của thành phần thức ăn thay thế

(Người Chăn Nuôi) – Chi phí và nguồn cung các nguyên liệu thức ăn chính như ngô và khô đậu liên tục biến động đang gây không ít khó khăn cho nhà sản xuất. Bổ sung enzyme giúp thức ăn thay thế dễ tiêu hóa hơn và duy trì hiệu quả.

Hiện nay các nhà sản xuất không nên quá phụ thuộc vào ngô và khô đậu làm nguyên liệu thức ăn cơ bản. Những thách thức về cung và cầu đòi hỏi các nhà sản xuất và chuyên gia dinh dưỡng phải thay đổi tư duy và nỗ lực tìm kiếm nguyên liệu thay thế có giá cả hợp lý và nguồn cung dồi dào hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới đối với các sản phẩm thịt gia cầm.

Phân tán rủi ro
Nguyên liệu thô chiếm gần 70% chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, trong đó ngô và khô đậu là hai nguyên liệu chính. Những năm gần đây, giá cả và nguồn cung những nguyên liệu này liên tục biến động khó lường và giá không ngừng tăng. Những thách thức về chuỗi cung ứng và các vấn đề địa chính trị đã khiến hoạt động thương mại bấp bênh hơn, do đó, các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi phải tìm kiếm nguyên liệu thay thế.

Những thách thức như trên ngày càng gia tăng ở châu Á, khu vực vẫn đang phụ thuộc vào nguồn khô đậu nhập khẩu. Một thách thức lớn hơn đó là nhu cầu tiêu thụ protein động vật ngày càng tăng do dân số bùng nổ. Sản lượng thịt dự kiến tăng 2% trong giai đoạn 2023 – 2032 để đáp ứng nhu cầu này.

Các nguyên liệu thô thay thế gồm lúa mạch, sắn, bột lông vũ, khô dầu cọ, khô dầu hạt cải, lúa miến, lúa mì… Ngày nay, thị trường xuất hiện nhiều giống gia cầm cải tiến di truyền nên cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng. Mặc dù giá cả của những nguyên liệu thô nói trên khá hợp lý và nguồn cung sẵn có nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như kém ngon miệng; hàm lượng xơ cao; chứa nhiều chất kháng dinh dưỡng như trypsin inhibitors, beta-conglycinin; cần bổ sung chất dinh dưỡng, hoặc cần chế biến thêm; thành phần dinh dưỡng và chất lượng dễ thay đổi; thiếu dữ liệu đáng tin cậy về năng lượng trao đổi biểu kiến (AME) và tiêu hóa axit amin.

Các chuyên gia dinh dưỡng thường phải điều chỉnh khẩu phần ăn để tránh gặp phải những thách thức trên. Ví dụ, lúa mì có thể thay thế ngô; nhưng năng lượng của lúa mì thấp hơn ngô 10%, nhiều polysaccharides phi tinh bột (NSP) hòa tan và chất dinh dưỡng dễ thay đổi.

Mẹo 1: Định lượng axit amin chính xác
Chúng ta vẫn có thể chiết xuất các chất dinh dưỡng giá trị từ các thành phần thức ăn thay thế bằng các phụ gia. Điều quan trọng là đảm bảo chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa nhất có thể.

Đầu tiên, các chuyên gia dinh dưỡng và nhà sản xuất phải đo chính xác lượng axit amin. Axit amin tiêu hóa hồi tràng của từng nguyên liệu thô được khuyến khích sử dụng khi xây dựng khẩu phần ăn. Điều này chính xác và thực tế hơn so với sử dụng axit amin tổng. Một nghiên cứu về khô cải canola cho thấy năng suất của gia cầm được cải thiện khi sử dụng các axit amin dễ tiêu hóa.

Mẹo 2: Bổ sung enzyme protease để cải thiện tiêu hóa
Bổ sung enzyme protease chất lượng có thể cải thiện khả năng tiêu hóa axit amin của các nguyên liệu thay thế bằng cách phân giải protein thành các peptide và axit amin nhỏ hơn.

Những enzyme này cũng tăng cường khả năng tiêu hóa của protein trong khẩu phần. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nguyên liệu thô thay thế có khả năng tiêu hóa thấp hơn hoặc chứa các yếu tố kháng dinh dưỡng. Ví dụ, protease phá vỡ phức hợp kafirin protein bảo vệ hạt tinh bột trong lúa miến, giải phóng năng lượng gián tiếp để vật nuôi sử dụng.

Enzyme protease cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn bằng cách tăng khả năng tiêu hóa protein, dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng suất tổng thể. Các thử nghiệm cho thấy enzyme protease ngoại sinh cải thiện khả năng tiêu hóa protein của các nguyên liệu thô khác nhau.

Khi khả năng tiêu hóa protein cải thiện thì năng suất chăn nuôi cũng được nâng cao. Trong một nghiên cứu trên gà thịt 42 ngày tuổi được bổ sung phụ gia enzyme CIBENZA DP100, vật nuôi đạt trọng lượng cơ thể và hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn. Điều này đồng nghĩa năng suất của gà thịt được duy trì tốt ngay cả khi khả năng tiêu hóa axit amin giảm 5,4 – 7,1% và năng lượng trao đổi biểu kiến trong thức ăn giảm 38 – 50 kcal/kg.

Thức ăn linh hoạt cải thiện lợi nhuận
Nghiên cứu cho thấy, nếu được bổ sung enzyme thì lúa mì có thể thay thế ngô trong các khẩu phần, và lúa mạch có thể thay thế một phần ngô. Khô đậu khó thay thế, nhưng các nhà sản xuất có thể giảm phụ thuộc vào khô đậu nhập khẩu đắt tiền bằng cách sử dụng enzyme.

Các dự báo kinh tế cũng chỉ ra nguồn cung và giá nguyên liệu thô tiếp tục biến động. Nhà sản xuất có thể giải quyết thách thức này bằng cách tìm kiếm nguyên liệu thô thay thế, đo lượng axit amin chính xác hơn và khai thác chất dinh dưỡng bằng enzyme chất lượng tốt.

Vũ Đức


Có thể bạn quan tâm

Triển vọng từ nuôi dế
Triển vọng từ nuôi dế
Triển vọng từ nuôi dế

Lạ mà quen, độc đáo mà hiệu quả. Chỉ cần một không gian nhỏ, ít vốn đầu tư; nhiều nông dân Phú Thọ đã thành công khi biến thú vui nuôi dế - loài côn trùng dân dã, thân thuộc tại các vùng quê trở thành mô hình nông nghiệp...

Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản năng suất cao
Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản năng suất cao
Kỹ thuật nuôi đà điểu sinh sản năng suất cao

Nuôi đà điểu sinh sản đòi hỏi khá nhiều công chăm sóc. Do đó, để giảm tỷ lệ hao hụt giai đoạn đầu và mang lại năng suất cao nhất, người nuôi cần nắm chắc kỹ thuật từ khâu chọn giống, làm chuồng trại, thức ăn, phòng bệnh.

Nuôi bò nhốt chuồng: Lợi ích kép
Nuôi bò nhốt chuồng: Lợi ích kép
Nuôi bò nhốt chuồng: Lợi ích kép

Mô hình nuôi bò nhốt chuồng đã mang lại lợi ích kép cho người chăn nuôi ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) khi không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi...