Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Khởi nghiệp từ nuôi lợn

Cập nhật: 24/03/2018

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

(Cổng ĐT HND)- Trước đây gia đình anh Hoàng Văn Chung, thôn Phú Nhiêu, xã Phú Lương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cũng như nhiều gia đình khác năm nào cũng thiếu ăn trong thời gian giáp hạt.

Mô hình chăn nuôi lợn hướng của gia đình anh Hoàng Văn Chung

Năm 2008 nhận thấy nhu cầu lớn của thị trường, được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, gia đình bắt đầu đầu tư vào chăn nuôi lợn.

Với diện tích đất rừng 2ha và một số vốn, gia đình đã đầu tư cải tạo xây dựng trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lúc đầu 20 lợn nái ngoại và sáu trăm con lợn thịt/năm.

Bước đầu chăn nuôi lợn nái ngoại gia đình gặp rất nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật chăn nuôi, chọn giống, phòng trừ dịch bệnh nên cho hiệu quả chưa cao.

Sau nhiều lần rút kinh nghiệm, đến nay gia đình tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất. Hiện tại gia đình đang nuôi 120 lợn nái ngoại, 2.880 con lợn thịt, sản lượng ước đạt 316,8 tấn lợn hơi.

Tổng doanh thu năm 2016 đạt 12,7 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 2,7 tỷ đồng.

Hiện nay gia đình anh đã xây được 01 căn nhà 2 tầng với diện tích sử dụng trên 200 m2 khang trang và mua sắm đầy đủ các loại phương tiện như: 01 chiếc xe ô tô làm phương tiện đi lại, 04 xe máy, các loại máy và vật dụng khác phục vụ cho chăn nuôi và sinh hoạt của gia và cho 04 con ăn.

Qua sự nỗ lực và phấn đấu của gia đình trong xây dựng và phát triển kinh tế, anh đã không ngừng vận động bà con dân làng cùng học và làm theo để xoá đói, giảm nghèo.

Hiện nay, trong làng hộ nghèo giảm dần, không có hộ đói. Bản thân và gia đình đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tặng 01 bằng khen, Hội Nộng dân tỉnh tặng 01 bằng khen, cùng nhiều giấy khen khác của địa phương.

Anh chia sẻ, muốn thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu, đòi hỏi phải tích cực học hỏi người đi trước, những cách làm hay, mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi.

Đồng thời, phải biết chi tiêu tiết kiệm để dành tiền đầu tư, con giống tốt để sản xuất, sinh đẻ phải có kế hoạch, con cái phải cho đi học đến nơi, đến chốn, khi mình sản xuất được rồi, có của ăn của để rồi thì phải giúp đỡ mọi người xung quanh cùng làm như mình, để thoát khỏi đói nghèo- Anh Chung bộc bạch.

Nghĩa Đàn


Có thể bạn quan tâm

Giảm chi phí thức ăn cho cừu từ đậu nành thô
Giảm chi phí thức ăn cho cừu từ đậu nành thô
Giảm chi phí thức ăn cho cừu từ đậu nành thô

(Người Chăn Nuôi) - Nghiên cứu của các nhà khoa học Brazil được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ TĂCN cho thấy, việc bổ sung thêm đậu nành thô trong chế độ ăn của cừu giúp cải thiện thành phần và hàm lượng axit béo, từ...

Hỗ trợ nông dân tái đầu tư chăn nuôi
Hỗ trợ nông dân tái đầu tư chăn nuôi
Hỗ trợ nông dân tái đầu tư chăn nuôi

Hiện nay, trên thị trường giá heo hơi tiếp tục giảm, chưa có dấu hiệu khởi sắc. Mức giảm sâu ghi nhận tại TP Cần Thơ, các tỉnh ÐBSCL như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tiền Giang, Vĩnh Long…

Quy trình kỹ thuật cắt mỏ gà
Quy trình kỹ thuật cắt mỏ gà
Quy trình kỹ thuật cắt mỏ gà

(Người Chăn Nuôi) - Cắt mỏ gà là việc làm cần thiết bởi không những hạn chế được các hiện tượng gà cắn mổ nhau, ăn lông, ăn thịt nhau… mà còn tiết kiệm thức ăn tiêu tốn cho một đơn vị sản phẩm, tăng hiệu quả hấp thụ thức...