Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Kiểm soát bệnh Circo virus trên heo

Cập nhật: 17/09/2022, 13:02:57

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Kiểm soát bệnh Circo virus trên heo
Ảnh minh họa - nguồn internet

(Người Chăn Nuôi) - Bệnh do virus Porcine Circo (PCV2) gây nên có các tên khoa học khác như PMWS (postweaning multisystemic wasting syndrome) nghĩa là hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa - hay hội chứng còi cọc. Hoặc PDNS (porcine dermatitis and nephropathy) nghĩa là hội chứng viêm da và viêm thận.

Nguyên nhân
Bệnh do virus Porcine Circo (PCV2) gây nên có các tên khoa học khác như PMWS (postweaning multisystemic wasting syndrome) nghĩa là hội chứng suy giảm đa hệ thống sau khi cai sữa - hay hội chứng còi cọc. Hoặc PDNS (porcine dermatitis and nephropathy) nghĩa là hội chứng viêm da và viêm thận.

Heo thường phát bệnh ở giai đoạn nuôi vỗ béo 6 - 16 tuần tuổi hay lớn hơn.

Bệnh Circo có tỷ lệ nhiễm rất cao, gần 100%, nghĩa là hầu hết mọi con heo đều có mang mầm bệnh trong cơ thể. Tuy nhiên không phải những heo nào mang mầm bệnh Circo cũng đều biểu hiện triệu chứng bệnh tích. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (cơ địa, giống, môi trường, dinh dưỡng…) mà số heo bệnh có thể chiếm từ 3 - 50%.

Đường truyền lây
Có thể dễ dàng lây nhiễm và gây bệnh trầm trọng khi các yếu tố ngoại cảnh bất lợi tác động vào như: Mật độ quá dày, heo đang bị stress, chăm sóc vệ sinh kém, hệ thống cùng vào cùng ra chưa áp dụng đúng mức yêu cầu. Các yếu tố stress tác động làm cho cơ thể giảm sức đề kháng là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh từ môi trường, heo đang mắc bệnh, heo mẹ mang trùng, hoặc từ tinh trùng của heo mắc bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Cơ chế sinh bệnh
Virus có thể xâm nhập vào cơ thể heo con ngay từ những ngày đầu sau khi sinh. Sau khi vào cơ thể, virus xâm nhập vào các hạch bạch huyết, hạch amidan, hạch phổi, lách và các mô tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Sau đó, virus xâm nhập vào các tế bào lympho -> làm giảm số lượng các tế bào lymphocyte -> giảm sức đề kháng và khả năng đáp ứng miễn dịch -> tăng độ mẫn cảm với các loại vi khuẩn, virus khác.

Triệu chứng và bệnh tích
Bệnh thường thể hiện dưới 2 thể chính: Thể còi cọc và thể viêm da, viêm thận.

Thể còi cọc: Hơn 95% heo bị bệnh ở thể này đều có triệu chứng còi cọc, chậm lớn, xù lông. Ngoài ra heo còn có các biểu hiện khác như hô hấp khó khăn (do phổi bị tổn thương), hệ thống hạch sưng to, vàng da, sốt, tiêu chảy, chết đột ngột.

Khi mổ khám heo bệnh thấy có nhiều tổn thương trên các cơ quan nội tạng như ruột sưng, dạ dày loét, sưng gan, phổi viêm và nhục hóa...

Thể viêm da, viêm thận: Biểu hiện chủ yếu của thể này là heo xuất hiện nhiều vết loét với kích thước khác nhau trên vùng da toàn thân -> sau một thời gian, vết loét khô lại và hình thành vảy. Trong một số trường hợp heo nái bị sảy thai.

Khi mổ khám heo bệnh thấy tổn thương trên thận: Thận sưng (dẫn đến hai đầu quả thận không cân đối), viêm, nhạt màu, có xuất huyết trên bề mặt. Trong một số trường hợp bề mặt thận xuất hiện nhiều điểm màu trắng.

Kiểm soát dịch bệnh
Trước hết nên loại bỏ ngay những con còi cọc ra khỏi đàn càng sớm càng tốt.

Bệnh không có thuốc đặc trị nên quan trọng nhất vẫn là thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

Chăm sóc heo thật tốt ngay từ khi vừa mới sinh ra như: Cho bú sữa đầu càng sớm, càng nhiều càng tốt, úm heo con đúng kỹ thuật, bấm răng và cắt đuôi đúng, tập ăn sớm…Hạn chế ghép heo và chuyển đàn để giảm sự tiếp xúc giữa các đàn với nhau.

Quản lý tốt nhiệt độ và thông thoáng trong chuồng nuôi.

Thực hiện nguyên tắc cùng vào cùng ra, mật độ nuôi phù hợp. Loại thải những con ốm yếu và ủ rũ.

Tiêm phòng đầy đủ, đúng thời điểm các mầm bệnh thường ghép, kế phát cùng với Circo như bệnh tai xanh (PRRS), suyễn heo, cúm, tụ huyết trùng, viêm phổi màng phổi (APP), liên cầu khuẩn.Dùng kháng sinh và thuốc kháng viêm để điều trị các bệnh vi khuẩn kế phát.

Trong quá trình nuôi, hạn chế các tác nhân gây stress.

Quản lý vệ sinh, chăm sóc heo tốt.

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch
Học viện Nông nghiệp Việt Nam


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi dưỡng ngỗng sinh sản
Kỹ thuật nuôi dưỡng ngỗng sinh sản
Kỹ thuật nuôi dưỡng ngỗng sinh sản

(Người Chăn Nuôi) - Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, lớn nhanh, ít mắc bệnh lại cho thịt thơm ngon, có hiệu quả kinh tế cao nên được rất nhiều người nuôi ưa chuộng.

Kỹ thuật chăn nuôi gà hữu cơ
Kỹ thuật chăn nuôi gà hữu cơ
Kỹ thuật chăn nuôi gà hữu cơ

(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi gà hữu cơ đang là xu hướng hiện nay. Tuy nhiên, người nuôi cần phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt mới đảm bảo tạo ra sản phẩm hữu cơ.

Nông dân làm giàu từ nuôi bò sữa
Nông dân làm giàu từ nuôi bò sữa
Nông dân làm giàu từ nuôi bò sữa

Tham quan mô hình chăn nuôi bò sữa của gia đình ông Dương Văn Hùng ở xã Phượng Cách (Quốc Oai), chắc hẳn nhiều người ngỡ ngàng. Khởi nghiệp với 2 con bò, sau vài năm gắn bó với nghề, gia đình ông đã có thu nhập tiền tỷ mỗi...