Hộ chăn nuôi đang khẩn trương thả gà vào quây úm
Hiện nay đang là thời điểm bà con chăn nuôi vào gà giống chuẩn bị nguồn hàng cung cấp thực phẩm cho dịp tết nguyên đán. Thời tiết nắng nóng càng làm gà con giống dễ bị mất nước. Việc gà con giống bị mất nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi sau này, gà chậm lớn, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, tiêu tốn thức ăn cao và trọng lượng xuất chuồng thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Để giúp bà con nhận biết dấu hiệu đàn gà con giống bị mất nước và biện pháp xử lý khi gà con giống bị mất nước bà con cần lưu ý:
* Nguyên nhân làm đàn gà con giống bị mất nước:
– Thời gian gà con ở trong máy nở dài ngày do nở không tập trung;
– Chậm lấy gà con ra khỏi máy nở;
– Thời gian từ khi nở ra đến khi được đưa vào chuồng nuôi cho uống, cho ăn kéo dài.
– Vận chuyển gà đi xa, thời gian vận chuyển kéo dài. Quá trình vận chuyển gà không được nghỉ ngơi uống nước.
* Gà con bị mất nước thường có những biểu hiện sau:
– Lông bông khô, khối lượng nhẹ hơn so với kích cỡ, trọng lượng của từng giống gà.
– Da chân không bóng mượt, chân bị khô, nhăn nheo;
– Khi thả gà vào quây cho uống nước, chúng tranh nhau uống. Nhiều con bị ướt lông làm chúng bị lạnh, rét, vì thế chúng túm tụm chồng đống lên nhau, nhiều con bị chết bẹp, chết ngạt, mặc dù nhiệt độ trong quây úm vẫn đảm bảo 32 – 33oC.
* Phòng tránh gà con giống bị mất nước
Để phòng tránh đàn gà con giống bị mất nước bà con cần chú ý:
– Mua gà giống ở những cơ sở ấp nở có kỹ thuật ấp nở tốt để gà con nở đều, đồng loạt, lấy chúng ra khỏi máy nở khi còn 5% gà vẫn còn ướt lông cổ;
– Sau khi gà nở, cho uống nước càng sớm càng tốt,
– Nếu vận chuyển đi xa, kéo dài phải tiêm glucoza 5% hoặc cho uống nước pha Vitamin B tổng hợp và Vitamin C. Nên cho từng con một uống.
– Vận chuyển gà con giống bằng xe chuyên dụng. Trong quá trình vận chuyển không để gà bị nắng, nóng, thiếu khí trong lúc vận chuyển.
* Xử lý gà con giống bị mất nước:
Khi đàn gà con giống không may bị mất nước bà con cần:
– Cho gà uống bắt buộc từng con một dung dịch điện giải gluco K-C
– Chia gà thành nhiều quây với số lượng gà dưới 300 con/quây để hạn chế chồng đống, đè bẹp lên nhau.
– Tăng cường gấp đôi số lượng máng uống trong vòng 24 tiếng đầu tiên khi nhận gà;
– Đảm bảo nhiệt độ tối ưu cho quây úm từ 32 – 330C
– Tăng cường quan sát, theo dõi, xử lý tránh gà con chồng đống, dẫm đạp lên nhau.
BSTY: Nguyễn Thị Thanh
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Bắc Giang
Có thể bạn quan tâm
Nuôi bò thâm canh là phương thức nuôi nhốt tại chuồng, phù hợp những địa phương có không gian hạn chế, với ưu điểm là kiểm soát được nguồn thức ăn nên tăng khả năng tăng trọng và kiểm soát bệnh tốt hơn.
Khi thấy heo nái có những biểu hiện chậm động dục trở lại, người nuôi cần xem xét nguyên nhân và tìm kiếm các giải pháp xử lý kịp thời, tránh những thiệt hại về kinh tế xảy ra.
Ngan thuộc lớp động vật chân màng, là loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Nông dân tỉnh ta thường nuôi ngan theo phương thức chăn thả...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET