Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Kỹ thuật nuôi chồn hương sinh sản

Cập nhật: 15/08/2020, 14:56:08

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Kỹ thuật nuôi chồn hương sinh sản

(Người Chăn Nuôi) - Chồn hương có giá trị kinh tế cao, nếu chăm sóc tốt thì một năm có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 4 - 6 con.
Chọn giống

Cách phân biệt chồn hương đực và chồn hương cái:

Con đực: Khi còn nhỏ mà đặt nằm ngửa lên sẽ thấy gai giao cấu. khi trưởng thành thì thân hình to, nhanh nhẹn hơn, có tinh hoàn lớn lộ rõ ra ở phía sau lưng. Đặc biệt, chồn hương đực có tuyến xạ rất thơm.

Con cái: Khi còn nhỏ đặt ngửa lên sẽ không có gai giao cấu lộ ra. Khi trưởng thành có 6 vú chia đều cho 2 bên.

Yêu cầu chọn giống:

• Ưu tiên chọn những con có lý lịch rõ ràng, mẹ mắn đẻ, nuôi con tốt.

• Chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh, không dị tật bẩm sinh.

• Chọn con giống có bộ lông mượt, mắt mũi tinh nhanh, mắt hơi lồi ra một chút.

• Chọn con cái có cặp vú phát triển bình thường, không bị khuyết tật.

• Con đực có tinh hoàn lộ rõ phía sau hông

• Nên chọn con giống từ 8 tháng tuổi trở lên để nuôi sinh sản.

• Chọn những con có trọng lượng từ 1 - 1,5 kg/con thì khả năng nuôi dưỡng và sinh sản sẽ tốt hơn cả. Nếu con quá nhỏ sẽ khó thích nghi, kém ăn, khó nuôi.

• Không nên bắt chồn hương từ rừng về nuôi sinh sản vì tốn thời gian thuần dưỡng

• Con đực cái với tỷ lệ 1 : 1 vì chồn hương khá chung thủy, nếu nhiều cái mà ít đực thì tỉ lệ phối giống và hiệu quả sinh sản không cao.

• Nên vận chuyển giống vào ban ngày vì lúc này chồn đang ngủ, ít phá chuồng.

• Con chồn hương nuôi ngoài tự nhiên có thể đẻ 1 năm/lứa, đẻ được từ 1 - 6 con.

Chồn hương nuôi theo hình thức trang trại tập trung thì đến khoảng 8 tháng tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu động dục, có thể đẻ 2 lứa/năm, số con trung bình từ 4 - 6 con/lứa. Tuy nhiên nên để đến 10 tháng tuổi mới phối giống. Nếu lần phối đầu tiên không có chửa thì phải để cách từ 28 - 30 ngày nữa mới phối giống.

Chăm sóc

Thời gian mang thai của chồn hương kéo dài từ 85 - 90 ngày. Thời gian này cần bổ sung đầy đủ thức ăn. Cho chồn ăn 2 bữa/ngày, bữa sáng là bữa phụ, tối sẽ là bữa chính để phù hợp với tập tính của chúng. Tuy nhiên không nên cho chúng ăn quá nhiều, đặc biệt là lứa đầu, nếu ăn nhiều quá, thai lớn sẽ khó đẻ, có thể làm chết cả mẹ cả con. Thức ăn phải nấu chín kỹ để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh gây hại. Trước khi chồn đẻ khoảng 30 ngày cần bổ sung thêm Vitamin B complex, vitamin tổng hợp để tăng sức khỏe và khả năng đề kháng, chống lại bệnh tật cho chồn mẹ.

Lưu ý, khi chồn hương tìm ổ đẻ, ta có thể dùng bồn sành sứ (loại bồn rửa mặt…) đặt vào chuồng rồi bắt chồn hương mang thai bỏ vào bồn cho chúng đẻ… trong điều kiện nuôi thuần hóa, nếu làm chuồng dưới đất hay đào hang sẵn cho chồn đẻ chúng chỉ nằm ì ở đó. Chồn hương chỉ đẻ khi chủ nuôi đưa chúng đặt vào bồn để đẻ. Lúc vừa mới đẻ xong, nếu bắt chúng đi, chồn mẹ sẽ xù lông cắn. Khi nào cầy con cứng cáp tìm cách ra khỏi bồn chúng mới ngoan ngoãn cho chúng ta bắt nhốt vào chuồng.

Sau 28 - 30 ngày, chồn con mới mắt đi tự đi lò dò để kiếm thêm thức ăn. Giai đoạn này, bà con cho vào chuồng một vài quả chuối chín bóc vỏ để chồn con tập ăn. Tuy nhiên, không để thừa thức ăn trong chuồng tránh sinh mầm bệnh.

Chồn cái sẽ cho con bú sữa từ lúc mới đẻ đến 30 - 40 ngày tuổi.

Vệ sinh phòng bệnh

Ngoài việc cho ăn vừa đủ, tránh thức ăn thừa ôi thiu, hàng ngày cần phải dọn vệ sinh và thỉnh thoảng cho phơi chuồng dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt mầm bệnh, đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, không gây ô nhiễm môi trường. Phân, nước tiểu được thoát ra ngoài qua hệ thống cống rãnh được bố trí khi thiết kế. Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ, giúp chồn hương phát triển nhanh, sinh sản nhiều và không bị bệnh tật. Định kỳ vệ sinh máng ăn máng uống. Sát trùng bằng cách ngâm, cọ rửa với nước nóng hoặc thuốc sát trùng formol 1% trong 10 - 15 phút, đem rửa sạch phơi nắng khô. Khu vực xung quanh chuồng phải thường xuyên phát quan bụi rậm, cây cối, phun thuốc sát trùng, rắc vôi. Thường xuyên dọn dẹp cũi nuôi, sát trùng bằng formol 2% hoặc crezin 3%. Khi trong chuồng nuôi có con bị bệnh cần nhốt riêng và chăm sóc đặc biệt, hạn chế mầm bệnh lây lan.

Hoàng Ngân


Có thể bạn quan tâm

Phòng, trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò
Phòng, trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò
Phòng, trị bệnh lở mồm long móng trên trâu, bò

(Người Chăn Nuôi) - Lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có tính chất lây lan nhanh và mạnh, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi.

Điều trị bệnh phân trắng ở heo con
Điều trị bệnh phân trắng ở heo con
Điều trị bệnh phân trắng ở heo con

(Người Chăn Nuôi) - Thời tiết thay đổi thất thường, mưa nhiều, độ ẩm cao làm cho heo con dễ bị mắc bệnh đi ỉa phân trắng, đặc biệt từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi.

Chị Thắng chăn nuôi giỏi
Chị Thắng chăn nuôi giỏi
Chị Thắng chăn nuôi giỏi

(Cổng ĐT HND) - Về xã Thanh Hưng huyện Điện Biên (Điện Biên) hỏi đến chị Nguyễn Kim Thắng ở đội 11 được nhiều người biết đến là một người phụ nữ cần cù, đảm đang chịu khó và liều lĩnh. Chính cái sự mạnh dạn, liều lĩnh ấy đã...