Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Kỹ thuật nuôi dưỡng ngỗng sinh sản

Cập nhật: 09/05/2020, 14:54:17

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Kỹ thuật nuôi dưỡng ngỗng sinh sản
Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, ít bị dịch bệnh và chi phí đầu tư thấp

(Người Chăn Nuôi) - Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, lớn nhanh, ít mắc bệnh lại cho thịt thơm ngon, có hiệu quả kinh tế cao nên được rất nhiều người nuôi ưa chuộng.
Giai đoạn hậu bị

Nuôi ngỗng giống trong giai đoạn 1 - 12 tuần tuổi cũng tương tự như nuôi ngỗng thịt. Sau 70 ngày tuổi, chọn những con đủ tiêu chuẩn làm giống để nuôi ngỗng hậu bị. Khi chọn ngỗng hậu bị, chủ yếu là dựa vào ngoại hình kết hợp với khối lượng cơ thể và các chiều đo. Cần chú ý khi tuyển chọn để tránh đồng huyết trong các đàn giống.

Phân biệt ngỗng trống và ngỗng mái bằng ngoại hình trong giai đoạn này vẫn còn dễ nhầm lẫn. Thường ngỗng trống có tầm vóc to và nặng hơn ngỗng mái, cổ dài, dáng nhanh nhẹn. Để chính xác vẫn phải dùng phương pháp mở lỗ huyệt kiểm tra gai giao cấu. Ngỗng trống có gai giao cấu màu hồng nhạt, dài khoảng 1,5 cm; ngỗng mái không có gai giao cấu, lỗ huyệt nhẵn và mềm hơn.

Thời gian nuôi ngỗng hậu bị tùy theo từng giống, trong khoảng 160 - 180 ngày tuổi. Thời gian này nuôi tách riêng ngỗng trống và ngỗng mái. Ngỗng hậu bị chỉ cần nuôi hạn chế với khẩu phần ăn có mức năng lượng và hàm lượng protein thấp hơn giai đoạn trước. Tăng cường cho đàn ngỗng hậu bị đi ăn trên các bãi cỏ chăn để giảm lượng thức ăn tinh hàng ngày.

Khi chuyển ngỗng hậu bị lên đàn sinh sản, cần tuyển chọn lại một lần nữa để loại những con không đủ tiêu chuẩn.

Giai đoạn sinh sản

Nuôi ngỗng sinh sản thường được chia làm 3 thời kỳ là thời kỳ đẻ trứng; thời kỳ ấp trứng và thời kỳ nghỉ đẻ.

Thời kỳ đẻ trứng, tuy cùng một lứa tuổi nhưng không phải toàn bộ ngỗng mái cùng đẻ một thời điểm mà có con đẻ trước, con đẻ sau. Khoảng cách giữa những cá thể đẻ sớm và đẻ muộn là khá xa, có khi tới 3 - 4 tháng. Ngỗng Rheinland nuôi ở nước ta bắt đầu đẻ từ tháng 10, nhưng cũng nhiều con đến tháng 2 năm sau mới bắt đầu vào đẻ. Những cá thể nào đẻ sớm thì năng suất trứng cũng cao hơn. Những ngỗng mái bắt đầu vào đẻ từ tháng 10 có thể cho năng suất trứng là 73 quả, trong khi những con đến tháng 2 mới vào đẻ chỉ cho năng suất 46 quả. Trong vụ đẻ, những con đẻ càng nhiều, cường độ rụng lông càng lớn, bộ lông trông xơ xác. Ngược lại những con đẻ ít, bộ lông sáng bóng, mượt mà trông rất đẹp. Bộ lông sáng bóng của ngỗng đẻ kém vào giữa vụ đẻ dễ dàng nhận biết được bằng mắt thường. Đặc điểm này sẽ giúp cho việc chọn lọc loại thải những cá thể đẻ kém trong đàn ngỗng sinh sản.

Chọn lọc để nâng cao sản lượng trứng không những làm giảm thời gian sử dụng ngỗng sinh sản mà còn làm giảm khoảng cách về năng suất trứng giữa các năm đẻ trứng. Khi năng suất trứng còn thấp (khoảng dưới 40 quả/mái) thì năng suất trứng của năm thứ hai cao hơn năm thứ nhất khoảng trên 20%. Những đàn được chọn lọc nâng cao khả năng đẻ trứng (năng suất trứng đạt trên 50 quả/mái), năng suất trứng năm tứ hai chỉ hơn năm thứ nhất khoảng 13%. Thời gian sử dụng từ 5 năm giảm xuống còn 4 năm. Với những đàn ngỗng có năng suất trứng cao, cơ cấu tuổi của đàn ngỗng nên bố trí ngỗng đẻ năm thứ nhất chiếm 35%; năm thứ hai 25%; năm thứ ba 23%; năm thứ tư 17% là hợp lý.

Với những đàn ngỗng có năng suất trứng không cao, có thể sử dụng tới 5 năm, tỷ lệ ngỗng đẻ năm thứ nhất chiếm 10%; năm thứ hai 20%; năm thứ ba 35%; năm thứ tư 25% và năm thứ năm 10%. Tỷ lệ ngỗng ở các lứa tuổi khác nhau hợp lý sẽ giúp cho khả năng sinh sản tốt hơn. Ngỗng đẻ nên chăn thả ở những bãi cỏ gần chuồng nuôi để chúng dễ tìm về ổ đẻ. Thời kỳ ngỗng đẻ trứng, sử dụng thức ăn có hàm lượng protein cao hơn thời kỳ đẻ trứng, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng. Tỷ lệ thức ăn tinh và thức ăn xanh tối thiểu là 1/1. Thời kỳ nghỉ đẻ chỉ cần cho ngỗng ăn khẩu phần ăn có mức năng lượng và hàm lượng protein thấp (2.400 kcal với 12 -13% protein). Nếu vẫn sử dụng thức ăn của ngỗng đẻ thì giảm số lượng thức ăn bằng 60 - 70% thời kỳ đẻ trứng. Trong thời kỳ này, có thể nuôi ngỗng bằng thức ăn hạt với rau xanh cho ăn tự do hay chăn trên bãi cỏ (khoảng 1 kg rau xanh/con/ngày). Thức ăn tinh và thức ăn xanh nên cho ăn bằng máng riêng để đảm bảo chất lượng thức ăn cho ngỗng.

Minh Anh


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu thành công từ heo sọc dưa
Làm giàu thành công từ heo sọc dưa
Làm giàu thành công từ heo sọc dưa

(Người Chăn Nuôi) - Chị Nguyễn Thị Hoa, thôn An Bình, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, mỗi năm lãi hơn 100 triệu đồng nhờ nuôi heo sọc dưa (heo rừng lai) với cách nuôi bán hoang dã.

Việt Nam mất nguồn cung bò từ Úc
Việt Nam mất nguồn cung bò từ Úc
Việt Nam mất nguồn cung bò từ Úc

Ngọc Hùng Thứ Hai, 2/12/2013, 18:39 (GMT+7) (TBKTSG Online) – Theo ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 tại TPHCM do phía Úc vừa đạt thỏa thuận bán cho Indonesia mấy trăm ngàn con bò, thời điểm giao hàng là vào quí 1-2014. Vì thế,...

Kiểm soát các bệnh hô hấp trên gà
Kiểm soát các bệnh hô hấp trên gà
Kiểm soát các bệnh hô hấp trên gà

(Người Chăn Nuôi) - Các bệnh về hô hấp trên gà thường dễ quan sát và nhận biết. Tuy nhiên, để có được sự kiểm soát tối ưu, người nuôi cần phải áp dụng đúng phương pháp chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh và thiết kế được một...