Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

Kỹ thuật phun khử trùng tiêu độc

Cập nhật: 04/11/2023, 13:15:02


Bà con nên sử dụng hóa chất ít độc hại với người, vật nuôi, môi trường; phù hợp với đối tượng khử trùng, tiêu độc

Việc định kỳ vệ sinh tiêu độc, khử trùng để phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi là cần thiết.

Để chủ động tiêu diệt mầm bệnh, ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh, lây lan trên đàn vật nuôi, việc định kỳ vệ sinh tiêu độc, khử trùng là rất cần thiết.

Các khu vực phun bao gồm: Đường làng, ngõ xóm; khu vực chăn nuôi gia đình, chợ buôn bán động vật sống ở nông thôn, nơi thu gom động vật, hố tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật, nơi công cộng, khu nhốt giữ, sản phẩm động vật nhập lậu, phương tiện vận chuyển, nơi có ổ dịch cũ, các vùng nguy cơ…

Nguyên tắc
Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải mặc bảo hộ lao động phù hợp; sử dụng hóa chất ít độc hại đối với người, vật nuôi, môi trường, phù hợp với đối tượng khử trùng tiêu độc.

Một số loại thường dùng là Iodine 10%, Benkocid, Virkon, vôi bột, nước vôi, nước tẩy rửa… nghiêm cấm sử dụng các loại hóa chất sát trùng không có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

Quy trình
Để việc khử trùng, tiêu độc có hiệu quả cao, nhằm tiêu diệt các mầm bệnh ngoài môi trường, trước khi tiến hành khử trùng cần thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Vệ sinh cơ giới: Trước khi phun thuốc khử trùng cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ (quét dọn phân, rác, chất độn chuồng rồi đốt hoặc chôn), cọ rửa máng ăn, máng uống, phương tiện vận chuyển để tăng khả năng tiếp xúc thuốc khử trùng với bề mặt cần phun làm phát huy hiệu quả tiêu diệt mầm bệnh.

– Bước 2: Pha thuốc sát trùng: Khi pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã ghi trên chai để bảo đảm pha cho đúng nồng độ. Cụ thể:

+ Phun định kỳ sẽ dùng 20 ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt. 1 lít dung dịch pha phun cho 4-5 m2 nền chuồng; 5-7 ngày phun lại 1 lần.

+ Phun khi có dịch bệnh: Dùng 50 ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt. 1 lít dung dịch pha phun cho 2 – 3 m2 nền chuồng sau khi dọn vệ sinh sạch sẽ; ngày 1 – 2 lần, liên tục 3 – 5 ngày hoặc cho đến khi hết dịch.

+ Tiêu độc phương tiện vận chuyển, chuồng trại đang có vật nuôi: 25 ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun đều lên xe vận chuyển, chuồng trại.

+ Sát trùng dụng cụ chuồng trại, máng ăn, máng uống, dụng cụ vắt sữa: 20 ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch; ngâm 15 phút.

– Bước 3: Kỹ thuật phun thuốc sát trùng: Tiến hành phun từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Phun thuốc thấm đẫm bề mặt chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi rồi cho bề mặt tự khô để tăng hiệu quả khử trùng. Không phun thuốc sát trùng vào ngày mưa và những ngày có ẩm độ cao.

Nguyễn Minh Đức (Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hải Dương)
Nguồn: Báo Hải Dương


Có thể bạn quan tâm

Bệnh do Circo virus ở heo
Bệnh do Circo virus ở heo
Bệnh do Circo virus ở heo

Là một bệnh truyền nhiễm do một loại circovirus gây ra cho heo hội chứng còi cọc. Bệnh gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, làm giảm tổng khối lượng xuất chuồng khoảng 10 - 15%.

Kinh nghiệm nhận biết và xử lý khi gà con giống bị mất nước
Kinh nghiệm nhận biết và xử lý khi gà con giống bị mất nước
Kinh nghiệm nhận biết và xử lý khi gà con giống bị mất nước

Hiện nay đang là thời điểm bà con chăn nuôi vào gà giống chuẩn bị nguồn hàng cung cấp thực phẩm cho dịp tết nguyên đán.

Sử dụng thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi
Sử dụng thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi
Sử dụng thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi

Hiện nay, để kiểm soát mùi hôi, ô nhiễm môi trường và kiểm soát dịch bệnh, trại nuôi đã và đang dùng chủ yếu là các loại hóa chất có tính sát khuẩn và ôxy hóa mạnh. Vệ sinh chuồng trại định kỳ cũng là việc làm rất quan trọng...