Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi trâu, bò

Cập nhật: 20/03/2021, 14:24:15

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại nuôi trâu, bò

(Người Chăn Nuôi) - Trước khi xây dựng chuồng trại cần nghiên cứu kỹ lưỡng các phần chính, thiết kế và bố trí hợp lý các phần phụ cũng như lựa chọn nguyên vật liệu sao cho vừa bảo đảm yêu cầu kỹ thuật vừa tiết kiệm và nâng cao hiệu quả.

Yêu cầu chung

Vị trí, địa điểm: Cần xây dựng chuồng nuôi trâu, bò tại nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước. Trong trường hợp chăn nuôi trâu, bò nông hộ có thể xây chuồng liền nhà vệ sinh hoặc liền bếp. Nếu nuôi số lượng lớn trâu, bò theo quy mô trang trại, nên xây dựng chuồng cách xa nhà ở và khu dân cư, trường học, chợ. Cũng cần lưu ý đặt chuồng gần đồng cỏ, bãi chăn thả, thuận tiện giao thông và nguồn nước phục vụ cho trâu, bò.

Hướng chuồng: Đối với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, nói chung tốt nhất là xây chuồng theo hướng nam hoặc Đông Nam. Với hướng chuồng này có thể hứng được gió Đông Nam mát mẻ vào mùa hè oi bức, đồng thời lại tiện che chắn khi có gió mùa Đông Bắc rét buốt vào mùa đông.

kỹ thuật làm chuồng cho trâu bò

Yêu cầu cụ thể

Nền chuồng: Phải cao hơn mặt đất bên ngoài để nước mưa không thể tràn vào chuồng. Nền chuồng có thể được lát bằng gạch hoặc láng bê tông bảo đảm không được gồ ghề, nhưng cũng không trơn trượt. Nền chuồng phải có độ dốc hợp lý, thoai thoải hướng về rãnh thoát nước để bảo đảm thoát nước dễ dàng khi dội rửa chuồng.

Tường chuồng: Nên xây tường bằng gạch vôi vữa xi măng, với chiều dày 10 hoặc 20 cm. Chiều cao của tường là 1,2 m kể từ nền chuồng. Trên tường nên bố trí cửa sổ, các cửa này có cánh hoặc rèm che để có thể đóng mở dễ dàng khi cần thiết. Dưới chân tường để các lỗ hở theo kiểu tổ ong, giúp cho chuồng luôn thông thoáng gió.

Mái che chuồng: Tùy theo điều kiện kinh tế, có thể dùng các tấm lợp fibro xi măng, tôn mạ kẽm, ngói hoặc tre lá. Khung đỡ mái có thể làm bằng sắt cạnh, tre, gồ. Mái chuồng có độ cao vừa phải để tránh gió lùa nhưng phải bảo đảm cố độ dốc (có thể từ 33° - 45º, tùy thuộc vào loại vật liệu lợp mái) để dễ thoát nước và chìa ra khỏi tường vừa phải, tránh nước mưa hắt vào tường, vào chuồng nuôi.

Cửa: Số lượng và kích thước của cửa tùy thuộc vào từng kiểu chuồng và kích thước của đường đi cho ăn, dọn phân rác. Cửa phải vững chắc, có khả năng che chắn tốt vào mùa đông rét buốt.

Sân chơi và hàng rào: Nên bố trí sân chơi để trâu, bò có thể vận động tự do. Sân lát bằng gạch hoặc đổ bê tông. Có thể trồng cây bóng mát trong khu vực sân chơi. Trong sân chơi cũng bố trí máng ăn và máng uống. Máng ăn xây bằng gạch láng bê tông. Máng uống bố trí giữa hai chỗ đứng của hai trâu hoặc bò. Có thể dùng loại máng uống xây trát xi măng nhưng phải bảo đảm trơn nhẵn và có độ cao vừa phải, để trâu, bò có thể uống nước dễ dàng mà không thể bước cả chân vào máng. Trong điều kiện chăn nuôi trang trại và nếu có điều kiện, nên dùng máng uống tự động, với nguồn nước từ tháp chứa dẫn tới.

Đường đi cho ăn trong chuồng: Nếu là kiểu chuồng một dãy thì có một đường đi cho ăn phía trước máng ăn. Đối với kiểu chuồng hai dãy đối đầu con vật thì đường đi cho ăn ở giữa, nhưng nếu là hai dãy đối đuôi thì bố trí hai đường đi cho ăn kề hai dãy trước máng ăn. Nếu chỉ nuôi số lượng trâu bò ít và chuyển thức ăn vào chuồng hoàn toàn thủ công thì chiều rộng đường đi khoảng 1,2 - 1,4 m. Nếu nuôi theo quy mô trang trại, thường phải dùng các phương tiện để vận chuyển thức ăn vào chuồng. Khi đó bố trí đường đi rộng 1,4 - 1,6 m (nếu dùng xe cải tiến để vận chuyển thức ăn) hoặc rộng 1, 6 - 1,8 m (nếu dùng xe bò kéo) và 2,2 - 2,4 m (nếu dùng máy kéo).

Rãnh thoát nước, phân, nước tiểu: Được bố trí chạy dài, dọc theo chuồng phía sau chỗ trâu bò đứng. Lòng rãnh không sâu và xây lượn tròn, chiều rộng làm sao vừa đủ lọt xẻng to (22 - 25 cm). Độ dốc khoảng 2 - 3% để bảo đảm dễ thoát nước tiểu và nước thải khi rửa chuồng,

Hệ thống cống thoát nước: Được nối tiếp với rãnh thoát nước tiểu, bảo đảm thoát nước dễ dàng đến nơi chứa.

Bể chứa phân và nước tiểu: Nếu có điều kiện cần bố trí cách xa nhà ở, khu chuồng nuôi và cuối hướng gió. Hố phân phải xây chìm, bằng gạch có trát xi măng để nước phân không ngấm ra xung quanh. Việc xây dựng hố chứa phân và nước tiểu với dung tích hợp lý cũng rất quan trọng.

>> Chuồng trại hợp lý là yếu tố quan trọng giúp cho trâu, bò chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết, tạo điều kiện cho con vật luôn trong tình trạng sức khoẻ tốt, sinh trưởng và phát dục bình thường. Từ đó, giúp nâng cao năng suất lao động, đảm bảo vệ sinh sản phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Phương Đông


Có thể bạn quan tâm

Tăng thu nhập từ chăn nuôi bò
Tăng thu nhập từ chăn nuôi bò
Tăng thu nhập từ chăn nuôi bò

Theo ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, hiện địa phương có tổng đàn bò trên 116.000 con, đặt mục tiêu cuối năm tăng đàn lên 121.000 con.

Giải pháp bảo vệ trại heo an toàn với ASF
Giải pháp bảo vệ trại heo an toàn với ASF
Giải pháp bảo vệ trại heo an toàn với ASF

(Người Chăn Nuôi) - Chỉ trong một thời gian ngắn, Dịch tả heo châu Phi (ASF) đã có mặt ở nhiều khu vực và gây thiệt hại cho người nuôi. Bài viết của TS John Gadd, chuyên gia của Pig Progress trình bày về những giải pháp giúp đảm bảo...

Những mô hình chăn nuôi không chất thải
Những mô hình chăn nuôi không chất thải
Những mô hình chăn nuôi không chất thải

Chăn nuôi ngày càng đem lại tỷ trọng cao trong ngành nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, số lượng đàn vật nuôi lớn, mật độ cao và thực trạng chăn nuôi xen kẹt trong khu dân cư lại là gánh nặng đối với môi trường. Việc xây dựng,...