Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Làm giàu ở thung lũng đá

Cập nhật: 29/07/2017

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET
Ông Trịnh Văn Đàm (thôn 12, xã Đông Sơn, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) là điển hình vượt lên đói nghèo làm giàu ngay trên thung lũng núi đá quê hương.

“Trang trại của gia đình ông Đàm nằm giữa bốn bề núi đá. Không ai nghĩ nơi đây có thể phát triển kinh tế, nói gì đến chuyện làm giàu như ông Đàm" - bà Dương Thị Hiên-Chủ tịch Hội ND xã Đông Sơn tâm sự.

Hình ảnh Làm giàu ở thung lũng đá số 1

Riêng dê, trang trại của ông Đàm có 200 con.

Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, ông Đàm kể về những ngày tháng một mình vào thung lũng làm kinh tế: "Quê tôi ở xã Yên Thái, huyện Yên Mô. Năm 1992, tôi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về, rồi lập gia đình nhưng mãi không thoát đói nghèo. Sau nhiều ngày tháng đi tìm hiểu, được vợ ủng hộ, gia đình tôi chuyển vào thung lũng thuộc địa phận của Quèn Thờ, thôn 12 để lập nghiệp".

 

Nhiều người bảo ông hâm vì đất đai không thiếu sao lại vào thung lũng để làm. Bỏ ngoài tai những lời bàn tán, ông vẫn quyết định đi. "Năm 1993, khi vào trong Quèn Thờ làm kinh tế, vợ chồng tôi không có lấy một đồng vốn. Thung lũng này ngày ấy chỉ có nước và cây dại. Làm ngày này qua năm khác dần dần mới ra tấm ra miếng, cấy lúa, trồng ngô, khoai đã đủ ăn".

Khi lúa, ngô, khoai đã dư thừa, vợ chồng ông mua hai đàn lợn về nuôi, mua cá về thả. Mấy tháng sau vợ chồng ông thu được hơn 1 tấn lợn hơi và 5 tạ cá. Tiền bán lợn, cá, ông tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, trang trải cuộc sống, cho con cái học hành.

Thấy gia đình ông biết làm ăn, Hội ND và UBND xã tin tưởng hỗ trợ thêm vốn. Có vốn, ông quyết định làm lớn: Mở rộng trang trại, đầu tư nuôi các con đặc sản như dê, hươu, nhím. Ông đi khắp nơi, đến nhiều trang trại trong cả nước để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật rồi mua giống về nuôi. Hiện vợ chồng ông đang sở hữu một trang trại tổng hợp với hơn 20ha. Trong đó hơn 2ha mặt nước nuôi cá, còn lại là chuồng trại chăn nuôi, trồng các loại cây gỗ quý và đàn dê hơn 200 con cùng với hơn 50 con hươu và nhím. Trung bình mỗi năm trừ chi phí gia đình ông thu về hơn 500 triệu đồng. Trang trại của ông còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 lao động địa phương với thu nhập 3 triệu đồng/người/tháng.

Không chỉ vậy, ông còn hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật chăn nuôi các cây, con đặc sản cho bà con trong xã cùng làm giàu. Nhờ ông giúp sức, đến nay rất nhiều gia đình trong thôn, trong xã đã hết nghèo đói, có của ăn của để.

Nguồn : Dân Việt


Có thể bạn quan tâm

Thanh Hóa: Bốn xã có dịch lở mồm long móng
Thanh Hóa: Bốn xã có dịch lở mồm long móng
Thanh Hóa: Bốn xã có dịch lở mồm long móng

06/11/2013 17:53 (GMT + 7) TTO - Chiều 6-11, nguồn tin từ Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa cho biết dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc tại các xã Quảng Lưu, Quảng Lộc (huyện Quảng Xương), xã Vạn Thắng (huyện Nông Cống), xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Lộc) khiến...

Khô cải canola, nguồn dinh dưỡng lý tưởng
Khô cải canola, nguồn dinh dưỡng lý tưởng
Khô cải canola, nguồn dinh dưỡng lý tưởng

(Người Chăn Nuôi) - Khô cải canola chưa được coi là nguồn thức ăn phổ biến cho bò sữa bởi có rất ít nghiên cứu khoa học đánh giá về loại cải này. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách, đây có thể trở thành một nguồn dinh dưỡng lý...

Mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng
Mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng
Mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng

Chăn nuôi gà đẻ trứng đang được rất nhiều các hộ nông dân áp dụng và tiến hành ngày nay. Để tối ưu hóa mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng, bạn nên trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, đầu tư chọn giống, học hỏi kinh nghiệm và...