Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Làm giàu thành công từ heo sọc dưa

Cập nhật: 01/12/2018


Chị Hoa đang cho heo ăn

(Người Chăn Nuôi) - Chị Nguyễn Thị Hoa, thôn An Bình, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, mỗi năm lãi hơn 100 triệu đồng nhờ nuôi heo sọc dưa (heo rừng lai) với cách nuôi bán hoang dã.

Nuôi heo khỏe re
Năm 2008, chồng chị Hoa mang về giống heo ky đực và heo rừng cái từ xã Sơn Bua, Sơn Long (huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) về nuôi thử nghiệm. Trước đó, chị Hoa đã có nhiều năm nuôi heo trắng nhưng không đạt, đầu ra lại bấp bênh, thị trường cung vượt cầu liên tục xảy ra, giá heo rớt nặng. Theo đó, chị quyết định chuyển sang nuôi thử nghiệm giống heo mà người chồng mang về.

Bên cạnh việc học hỏi kinh nghiệm các trang trại nuôi heo rừng lai, chị mua các tài liệu về đọc thêm. Sau quá trình phối giống, những con heo nhỏ có sọc dưa ra đời, nhận thấy loại heo này nhanh ăn, chóng lớn, có thể ăn lá cây, thân chuối… nên chị Hoa quyết định nhân giống heo sọc dưa.

Hiện nay chị có 10 con heo nái và 40 heo sọc dưa con. Chị Hoa chia sẻ: “Là động vật hoang dã nên đa phần heo sọc dưa giao phối và sinh sản tự nhiên, có sức đề kháng cao, ít bệnh tật hơn so với các vật nuôi khác. Nuôi heo sọc dưa khỏe re, thức ăn tự nhiên, không cám nên sạch sẽ hơn nhiều so với nuôi heo trắng, heo Móng Cái. Tuy nhiên vì bản tính heo rừng, nên người nuôi phải hiểu và biết được tập tính ăn ở, hoạt động và sinh sản của chúng”.

Đầu ra ổn định
Bằng phương pháp nuôi bán hoang dã, gia đình chị Hoa đã đầu tư 4 chuồng nuôi, diện tích 40 - 60 m2, xây dựng tường bê tông thấp, làm hàng rào lưới B40, lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho heo, bãi sình để heo tắm, cây xanh cho heo đào xới và nghỉ mát. Chuồng nuôi được thiết kế theo môi trường tự nhiên với không gian rộng hơn 500 m2, đảm bảo vệ sinh chuồng trại dễ dàng.

Hiện tại, gia đình chị Hoa luôn duy trì đàn heo nái 5 - 10 con. Một con heo cái mỗi năm đẻ 2 lứa, một lứa 5 - 10 con. Heo con sơ sinh có bộ lông vệt sọc dưa chạy dọc khắp thân mình, trọng lượng 0,5 - 1 kg. Heo được nuôi trong 8 tháng, trọng lượng đạt 10 - 15 kg. Một năm xuất chuồng khoảng 100 con, trừ chi phí, chị Hoa thu lãi hơn 100 triệu đồng.

Anh Biên, chồng chị Hoa chia sẻ, heo sọc dưa thịt ít mỡ, nhiều nạc, da mỏng và giòn, thơm ngon đặc trưng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Đàn heo đã mang lại nguồn thu nhập cao, ổn định cho gia đình trong suốt 10 năm qua. Người dân rất thích ăn heo rừng lai vì thịt ngon và không quá nhiều cám như heo trắng. Vào dịp Tết hay các ngày lễ thì lượng bán ra không kịp tư thương đến mua và giá bán cũng đắt hơn. Tuy nhiên phương châm của vợ chồng anh là bình ổn giá bán quanh năm, ngày Tết cũng như ngày thường. Nếu khách hàng có nhu cầu làm các món ăn, vợ chồng chị Hoa đều đáp ứng nhu cầu của khách.

>> Chị Nguyễn Thị Hoa, thôn An Bình, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi cho biết: “Sắp tới gia đình tôi sẽ nhân rộng đàn heo sọc dưa này để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hơn nữa”.

Nguyễn Trang


Có thể bạn quan tâm

Tây Ban Nha: Thịnh hành nuôi heo hữu cơ ngoài trời
Tây Ban Nha: Thịnh hành nuôi heo hữu cơ ngoài trời
Tây Ban Nha: Thịnh hành nuôi heo hữu cơ ngoài trời

(Người Chăn Nuôi) - Du nhập từ Anh, mô hình nuôi heo hữu cơ ngoài trời tại Tây Ban Nha được cải tiến kết hợp hệ thống quay vòng nhanh để phục hồi đất đồng cỏ. Đây là mô hình đang thịnh hành tại các hộ nuôi heo quy mô...

Làm giàu từ trang trại chăn nuôi lợn
Làm giàu từ trang trại chăn nuôi lợn
Làm giàu từ trang trại chăn nuôi lợn

BHG - Đến thôn Vén, xã Tân Trịnh (Quang Bình), hỏi đến gia đình anh Trần Văn Công (sinh 1968), ai cũng biết; đó là gia đình có trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn nhất, nhì xã. Nhờ nguồn vốn tín dụng của Agribank, anh Công đã thoát...

Quản lý thân nhiệt trên heo
Quản lý thân nhiệt trên heo
Quản lý thân nhiệt trên heo

(Người Chăn Nuôi) - Việc đo thân nhiệt trên heo sẽ giúp người chăn nuôi phát hiện và điều trị bệnh kịp thời bệnh trên vật nuôi. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng có ý thức cho việc này. Vì thế, tạo thói quen đo thân nhiệt trên...