Mọi người ai cũng có thể phát triển chăn nuôi, nhưng để thành công không chỉ có quyết tâm mà người chăn nuôi phải có kiến thức biết thực hiện đúng qui trình kỹ thuật; khởi nghiệp từ một con lợn nái giống và 5 con lợn thịt, sau nhiều năm lao động cần cù và tiết kiệm, ông Tráng Văn Chỉnh, 48 tuổi, dân tộc Nùng, ở thôn Nậm Hán 2, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thực hiện được ước mơ làm giàu ngay trên quê hương mình.
Ông Chỉnh bên khu vực chuồng nuôi lợn của gia đình
Hiện nay ông Chính đã phát triển được một trại chăn nuôi lợn hướng nạc theo quy trình khép kín, sau khi trừ chi phí mỗi năm thu lãi từ 50 đến 70 triệu đồng. Gia đình ông Chỉnh được công nhận xác lập kỷ lục thi đua cấp huyện năm 2012 là hộ chăn nuôi lợn có quy mô lớn, hiệu quả bền vững.
Sinh ra trong gia đình nông dân người Nùng có hoàn cảnh khó khăn, ở thôn Nậm Hán 2, xã Cốc Ly. Do không có điều kiện học hành, ông Chỉnh ở nhà lao động. Sau khi lập gia đình, vợ chồng ông Chỉnh dựng nhà ở riêng, với vài sào ruộng, mảnh nương được cha mẹ chia cho làm vốn liếng. Cuộc sống ban đầu hết sức khó khăn, vất vả, lam lũ, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời khai ruộng, trồng lúa nước, trồng ngô, hoàn cảnh kinh tế gia đình vẫn nghèo khó.
Nhờ được thôn, xã quan tâm cử ông Chỉnh tham gia các lớp tập huấn sản xuất nông- lâm nghiệp tại huyện, xã, thăm quan thực tế các mô hình phát triển kinh tế trang trại điển hình tiêu biểu, ông Chỉnh nhận thấy, vùng đất Cốc Ly vốn là vùng chuyên canh trồng ngô hàng hóa, có điều kiện thích hợp để phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn thịt và nuôi gia cầm. Từ nhận thức đến hành động, bắt đầu từ năm 2007, gia đình ông Chỉnh tập trung đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm.
Những ngày đầu, gia đình ông Chỉnh nuôi lợn thịt với quy mô nhỏ, số lượng từ 10-15 con. Sau một thời gian, thấy mô hình chăn nuôi này đem lại hiệu quả kinh tế cao, gia đình ông Chỉnh mạnh dạn vay 20 triệu đồng vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại khang trang, kiên cố, mở rộng quy mô nuôi lợn thịt và lợn sinh sản.
Trại nuôi heo của gia đình ông Chỉnh có tổng diện tích hơn 100 mét vuông, được xây dựng với 04 ô chuồng lớn, 03 ô chuồng nuôi giống lợn lai, 01 ô chuồng trại nuôi lợn đen địa phương, mỗi ô chuồng nuôi từ 10 đến 15 con. Lúc cao điểm, trại nuôi lợn của ông Chỉnh có 6 con lợn nái và trên 70 con lợn thịt. Với qui trình chăn nuôi heo khép kín, chủ động hoàn toàn con giống nên công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn của gia đình ông được thực hiện khá hiệu quả.
Theo ông Chỉnh: “Mọi người ai cũng có thể phát triển chăn nuôi làm giàu, nhưng để thành công trong chăn nuôi không chỉ có quyết tâm mà người chăn nuôi phải có kiến thức biết thực hiện đúng qui trình kỹ thuật. Đối với gia đình ông Chỉnh bên cạnh nguồn thức ăn công nghiệp, còn bổ sung một lượng phù hợp tinh bột từ sắn, ngô, cám gạo, có chế độ ăn hợp lý theo trọng lượng của gia súc, có tiêm phòng dịch bệnh định kỳ, chuồng trại sạch sẽ thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông nên đàn lợn và đàn gia cầm của gia đình ông Chỉnh lứa nào cũng lớn nhanh không hề bị dịch bệnh”.
Trung bình mỗi một năm gia đình ông Chỉnh xuất bán khoảng từ 5 đến 6 lần, bình quân một lần bán từ 10 đến 15 con lợn thịt, mỗi con nặng từ 70-120 kg, thu nhập khoảng từ 50 đến 70 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đình ông Chỉnh có nguồn thu nhập từ 2 ha ngô, lúa (lúa 2 vụ/năm), mỗi năm thu trên 12 tấn ngô, lúa đảm bảo lương thực phục vụ đời sống và phục vụ chăn nuôi.
Ngoài ra, gia đình ông Chỉnh còn nuôi gà, ngan, ngỗng, vịt. Bình quân mỗi năm sau khi trừ chi phí, gia đình ông Chỉnh thu nhập từ bán hàng tạp hóa, cung ứng vật tư nông nghiệp tại thôn, bán trứng, thịt gà, ngan ngỗng, vịt thu trên 30 triệu đồng. Nhờ tính cần cù, năng động, sáng tạo, vợ chồng ông Tráng Văn Chỉnh, thôn Nậm Hán 2, xã Cốc Ly đã vươn lên khá giả, có cơ sở chăn nuôi khá qui mô tại địa phương.
Không chỉ biết làm giàu cho gia đình, là Đảng viên, trưởng thành từ phong trào quần chúng thi đua yêu nước, thi đua xóa đói giảm nghèo, phong trào sản xuất và kinh doanh giỏi, ông Chỉnh còn tích cực chia sẻ với các hộ nông dân khác trong thôn, xã bằng cách hỗ trợ con giống không lãi và hướng dẫn qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi. Cho vay phân bón, vật tư nông nghiệp trả chậm.
Từ nghèo khó vươn lên trở thành triệu phú bằng đôi bàn tay lao động cần cù, chăm chỉ, biết khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh kinh tế địa phương, nhạy bén với biến động kinh tế thị trường, phát triển mô hình chăn nuôi lợn, gia cầm gắn với kinh doanh hang tạp hóa, cung ứng vật tư nông nghiệp, phân bón tại địa phương, mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Tráng Văn Chỉnh thực sự xứng đáng được biểu dương, ca ngợi, học tập và nhân rộng, thúc đẩy phong trào nông dân sản xuất và kinh doanh giỏi, góp phần chung sức xây dựng nông thôn mới.
(Người Chăn Nuôi) - Khô cải canola chưa được coi là nguồn thức ăn phổ biến cho bò sữa bởi có rất ít nghiên cứu khoa học đánh giá về loại cải này. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng cách, đây có thể trở thành một nguồn dinh dưỡng lý...
(Người Chăn Nuôi) - Là giống dê kiêm dụng thịt và sữa nổi tiếng, hiện được nuôi nhiều tại khắp các tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa; trong đó có thể xem Ninh Thuận là quê hương của dê Bách Thảo.
(TTXVN) LÚC : 01/11/13 18:31
Bộ Y tế Campuchia ngày 30/10 thông báo các cơ quan y tế nước này đã phát hiện thêm một trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm virus H5N1 tại Campuchia từ đầu năm 2013 đến nay lên 22...