Mộc Châu là nơi có điều kiện khí hậu và tự nhiên thuận lợi cho việc chăn nuôi bò sữa. Cùng với khoa học kỹ thuật tiên tiến, nơi đây được xem là mảnh đất chứa đựng nguồn "vàng trắng" quý giá từ sữa.
Ở cao nguyên Mộc Châu, việc khai thác nguồn tài nguyên này được bà con chú ý cẩn trọng, tỉ mẩn đến từng chi tiết. Tất cả để giữ cho những dòng "vàng trắng" trong lành, tươi mát luôn được tuôn chảy không ngừng.
Ở nước ta, kiểu khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ không khí thường trên 25 độ C, độ ẩm trên 80%, không thích hợp với việc chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, thiên nhiên lại ban tặng cho Mộc Châu (Sơn La) một kiểu khí hậu đặc thù như các khu vực ôn đới với nhiệt độ không khí khoảng 15-20 độ C và độ ẩm dưới 60%, cho phép phát triển các đàn bò sữa và những cánh đồng cỏ trên thảo nguyên bao la.
Với kiểu khí hậu lý tưởng này, đàn bò có thể giảm thiểu quá trình thải nhiệt do nhiệt độ tăng cao, giúp tăng khả năng sinh sản và cho sữa ở bò. Các nghiên cứu cho thấy, trong môi trường ôn đới, bò chỉ sử dụng khoảng 50% lượng thức ăn cho các hoạt động của cơ thể, còn lại là để nuôi thai và sản xuất sữa, trong khi con số này ở bò nhiệt đới là 75%. Sữa bò trong điều kiện thuận lợi này cũng đảm bảo giữ nguyên được độ bền và các thành phần của sữa như chất béo, đạm và các chất rắn khác mà không bị biến đổi cấu trúc, tỷ trọng tạo thành các chất gây hại, cũng như tạo môi trường cho các sinh vật phát triển.
Thêm vào đó, với địa hình là các thảo nguyên rộng lớn, Mộc Châu phù hợp cho việc phát triển các đồng cỏ làm nguồn thức ăn dồi dào cho bò. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cỏ hay thực vật ở vùng ôn đới có giá trị dinh dưỡng, độ tiêu hóa cao hơn và thường tích trữ các dưỡng chất tốt hơn ở vùng nhiệt đới. Vì vậy đây là nguồn thức ăn có chất lượng tốt, bền vững.
Mộc Châu với hình ảnh những đồng cỏ xanh mướt, trải dài với những chú bò tung tăng gặm cỏ đã trở thành đặc trưng riêng. Nơi đây, thiên nhiên, khí hậu làm cho những con bò trở nên hiền lành, thân thiện với con người. Đời sống của những chú bò cũng thảnh thơi, thả mình thủng thẳng trên những cánh đồng cỏ để tạo nên những dòng sữa tươi mát, ngọt lành cho con người.
Có được "vàng", nhưng khai thác và giữ "vàng" trong việc tạo nên dòng sữa tươi nguyên chất một cách chu toàn để giữ vững chất lượng là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Sữa Mộc Châu luôn phát triển từng bước vững chắc nhằm giữ vững thương hiệu của vùng "Thảo nguyên xanh, sữa mát lành".
Công ty Giống bò sữa Mộc Châu không tiếc tiền trong việc tân trang, mua sắm các trang thiết bị hiện đại, nhập khẩu cỏ và giống bò tốt để cải thiện đàn bò bản địa, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ cho những người chủ bò. Trong những năm qua, công ty đã có những chủ trương, hướng phát triển đột phá nhằm đóng góp to lớn cho ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam.
Đến nay, hầu hết các hộ chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu đều đã cơ giới hóa các trang thiết bị, máy móc chăn nuôi, chăm sóc bò từ máy cắt cỏ, máy vắt sữa, thùng đựng và xe chở sữa… Toàn bộ quy trình lấy sữa từ các hộ dân đến nhà máy, thông qua trạm thu mua sữa đều được tiến thành khép kín, nhằm đảm bảo độ tươi và giữ nguyên được tỷ trọng hàm lượng các chất béo, chất đạm trong sữa.
Với việc khai trương các trung tâm giống và gần đây là khánh thành nhà máy chế biến thức ăn TMR, bò ở Mộc Châu luôn được hưởng chế độ quan tâm, chăm sóc đặc biệt dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và ứng dung khoa học kỹ thuật hiện đại của các nước tiên tiến. Những chú bò Mộc Châu được thăm khám thường xuyên, kiểm tra định kỳ và đánh giá khả năng cho sữa tốt, khỏe mạnh kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Sữa tươi Mộc Châu đang ngày càng phổ biến và đáp ứng tốt hơn đối với nhu cầu của người tiêu dùng. Nhiều đánh giá gần đây cho thấy, sữa tươi Mộc Châu là thức uống bổ dưỡng, được nhiều phụ nữ lựa chọn hàng ngày cho gia đình và con cái.
(Nguồn: Sữa Mộc Châu)
Có thể bạn quan tâm
NGÔ THẮNG -Thứ Tư, 25/12/2013, 9:49 (GMT+7) Mô hình liên kết chăn nuôi gà chuồng kín của ông Dương Quốc Tuân ở thôn Dương Tượng, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) mở ra hướng làm giàu mới cho nông dân trên quê mình.
Mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất, nông dân Nguyễn Thuận (sinh năm 1961, trú tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế), đã có doanh thu khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm từ mô hình trang trại...
(Người Chăn Nuôi) - Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc trâu, bò đúng kỹ thuật sẽ giúp cho đàn vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế.
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET