Hotline: +84 243 869 1980

Bệnh và điều trị

Một số lưu ý trong chăm sóc nuôi dưỡng gia súc gia cầm mùa hè

Cập nhật: 20/11/2016

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương thì mùa hè năm nay nhiệt độ có thể không tăng quá cao, có nắng mưa xen kẽ nhưng cần đề phòng các hiện tượng thời tiết cực đoan. Thời tiết nắng nóng kèm theo độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh lây lan gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Vì vậy người chăn nuôi cần nâng cao sức đề kháng cho gia súc gia cầm (GSGC), làm tốt công tác vệ sinh thú y và chống nóng để hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Cụ Thể như sau:

1. Về chuồng trại:

- Chuồng trại được làm cao ráo, thoáng mát, theo hướng đông nam; nên lợp mái ngói hoặc mái lá cọ, có hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên). Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát.

- Trong chuồng nên lắp đặt quạt điện, hệ thống thông gió (Chú ý: Nên đặt quạt thông gió theo thế nằm ngang, quạt theo hướng gió thổi).

- Đối với chăn nuôi nông hộ có thể chống nóng cho chuồng nuôi bằng cách trồng cây xanh leo hoặc phủ bèo tây, rơm rạ lên mái chuồng.

- Vào những ngày nắng nóng cần phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.

2. Về chăm sóc nuôi dưỡng:

- Nuôi nhốt với mật độ vừa phải.

+ Đối với gà: úm 50 - 60 con/m2, gà dò nhốt 20 - 30 con/m2, gà vỗ béo nhốt 7 - 10 con/m2, gà đẻ nhốt 4 con/m2.

+ Đối với lợn: lợn nái, lợn có chửa cần 3 - 6 m2/con; lợn thịt 2 m2/con.

+ Đối với trâu bò: trâu, bò 4 - 5 m2/con, dê 1,8 - 2 m2/con.

- Chế độ cho ăn:

+ Cho GSGC ăn thức ăn dễ tiêu, đầy đủ các chất dinh dưỡng và phù hợp với từng lứa tuổi. Nên tránh nuôi quá béo bằng cách tăng cường hàm lượng chất đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh.

Riêng đối với gà đẻ rất dễ chết vào những ngày nhiệt độ quá cao, cần giảm bớt hàm lượng đạm trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh.

+ Những đợt nắng nóng kéo dài, thực hiện chế độ chuyển bữa ăn (thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thường cho ăn vào ban ngày chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát).

- Nước uống: cho vật nuôi uống nước sạch, nên cho uống tự do bằng vòi tự động. Bổ sung Bcomlex, Vitamin C, chất điện giải... để giải nhiệt vào những ngày nắng nóng.

- Chế độ tắm chải, chăn thả:

+ Lợn và trâu bò nên được tắm chải từ 1 – 2 lần/ ngày.

+ Trâu bò, dê buổi sáng đi chăn thả sớm: 6 giờ thả, 9 giờ về; buổi chiều chăn thả muộn: 16 giờ thả, 18 giờ về. Nên buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu, bò nghỉ ngơi.

+ Đối với gia cầm vào những ngày nắng nóng có thể thả ra vườn cây có bóng mát để chống nóng.

- Vận chuyển GSGC: để đảm bảo an toàn cần vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng, có mái che, vận chuyển vào lúc trời mát, nhốt với mật độ vừa phải. Nếu đường xa cần dự trữ thức ăn nước uống cho vật nuôi. Trong quá trình vận chuyển thường xuyên kiểm tra tình trạng đàn vật nuôi, tránh không cho chúng xô đẩy, đè lên nhau sẽ dễ bị chết.

      Bổ sung vitamin, chất điện giải vào nước cho gia cầm uống để chống nóng

3. Về vệ sinh thú y phòng bệnh:

 - Tăng cường vệ sinh tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Nền chuồng phải sạch, khô ráo, nếu có chất độn chuồng thì nên trải mỏng, thường xuyên thay. Tăng cường khơi thông cống rãnh, không để đọng phân, nước. Định kỳ phun thuốc sát trùng để chống ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi: Đối với gia cầm tiêm các loại vắc xin cúm gia cầm, Niu cát xơn, Gumboro, dịch tả vịt, viêm gan vịt, tụ huyết trùng...; Đối với lợn Tiêm các loại vắc xin: phó thương hàn, dịch tả, tụ dấu, tai xanh, LMLM...; Đối với trâu bò tiêm vắc xin tụ huyết trùng, LMLM...

- Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện sớm vật nuôi bị ốm để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan. Đặc biệt với các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá cần chủ động cho GSGC uống thuốc ở liều phòng bệnh khi thời tiết thay đổi.

Khi có vật nuôi bị ốm, chết cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

Tác giả : BSTY. Bùi Thị Chuyên - TTKN


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi ngan trên sàn
Kỹ thuật nuôi ngan trên sàn
Kỹ thuật nuôi ngan trên sàn

Ngan thuộc loại thuỷ cầm có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh. Thông thường ngan được nuôi theo phương thức chăn thả.

Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản
Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản
Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản

Nuôi nhím sinh sản là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao bởi thức ăn dễ kiếm, hình thức nuôi đơn giản và tốn ít chi phí đầu tư, thời gian xoay vốn nhanh.

Phòng trị bệnh Reovirus trên vịt
Phòng trị bệnh Reovirus trên vịt
Phòng trị bệnh Reovirus trên vịt

Là một bệnh truyền nhiễm do virus Reoviridae gây ra, gọi theo tiếng anh là Duck Reovirus (DRV). Đây là bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong ngành chăn nuôi vịt.