(Người Chăn Nuôi) - Vệ sinh thức ăn là một yếu tố kiểm soát an toàn sinh học quan trọng đối với vi khuẩn gây bệnh như Salmonella.
Tổng quan
Vệ sinh thức ăn là một yếu tố kiểm soát an toàn sinh học quan trọng đối với vi khuẩn gây bệnh như Salmonella. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy virus có thể tồn tại trong thức ăn hỗn hợp. Dee và cộng sự đã đánh giá sự tồn tại của một số loại virus trong các nguyên liệu thức ăn khác nhau và xác định khô đậu tương là một nguyên liệu gây rủi ro cao do nó mang nhiều loại virus đã được thử nghiệm trong mô hình vận chuyển xuyên biên giới. Các axit hữu cơ và các hỗn hợp axit hữu cơ đã được chứng minh là có hoạt tính kháng vi khuẩn gây bệnh và tăng năng suất vật nuôi trong quá trình thử nghiệm. Trong nghiên cứu tiếp theo, Dee và cộng sự đã đánh giá tác dụng của một số chất phụ gia thức ăn như chất làm giảm sự sống sót của virus trong mô hình vận chuyển xuyên biên giới và xác định được ACTIVATE® DA từ NOVUS International là một giải pháp đầy hứa hẹn.
Mục tiêu
Nghiên cứu thử nghiệm sẽ đánh giá vai trò của ACTIVATE® DA đối với sự sống sót của virus Seneca Valley A (SVA), Virus hội chứng hô hấp và sinh sản của heo - tai xanh (PRRSv), Virus tiêu chảy Porcine (PEDv), Virus Bovine Herpes loại 1 (BHV-1), virus Pseudorabies (PRV), trong khô đậu tương.
Nghiên cứu thực tiễn
Các mẫu khô đậu tương (mỗi loại 100 g) được đặt trong túi Whirl Pak vô trùng, chia ra thành các túi có bổ sung hoặc không bổ sung 0,5% ACTIVATE® DA. Các mẫu sau đó được trộn trong 10 - 15 phút bằng cách xoay các túi. Sau khi trộn kỹ, 5 g mẫu của các túi khô đậu tương tương ứng (+/-ACTIVATE® DA) được đặt trong các ống nghiệm 50 ml và chiếu xạ để loại bỏ các tác nhân gây tạp nhiễm. 14 ngày sau, các mẫu được tăng vọt tới 105 TCID50 với các loại virus tương ứng. TCID50 là số lượng virus sẽ lây nhiễm 50% các tế bào trong nuôi cấy tế bào. Khả năng sống sót của từng loại virus đã được kiểm tra riêng rẽ và lặp lại. Sau khi gây nhiễm virus, các mẫu được đặt trong điều kiện môi trường với thời gian 37 ngày mô phỏng quá trình vận chuyển nguyên liệu xuyên Thái Bình Dương. Sử dụng bộ kit thử RT- PCR có sẵn trên thị trường để phát hiện virus.
Kết quả
Các mẫu khô đậu tương được xử lý bằng ACTIVATE® DA ở mức 0,5 % đã làm giảm tỷ lệ sống của virus so với đối chứng sau 37 ngày. So với liều gây nhiễm ban đầu là 105 TCID50, ACTIVATE® DA có thể làm giảm tỷ lệ sống sót của SVA và PEDV xuống 99,9% hoặc cao hơn nữa. Các mẫu SBM gây nhiễm BHV-1 và PRRSV đều âm tính khi thử nghiệm bổ sung ACTIVATE® DA và dương tính khi không bổ sung ACTIVATE® DA (Bảng 1).
Kết luận
Mặc dù việc vệ sinh thức ăn có truyền thống tập trung vào sự tạp nhiễm vi khuẩn như Salmonella, nghiên cứu này nhấn mạnh thức ăn và các nguyên liệu chính là mối nguy lây truyền virus. Qua nghiên cứu trên, khô đậu tương được xử lý bằng ACTIVATE® DA ở mức 0,5% đã giảm tải lượng virus so với thức ăn không được xử lý. ACTIVATE® DA đã cho thấy hiệu quả ở heo cai sữa có liều khuyến cáo 0,5% và ở heo nái đang cho con bú ở mức 0,3 - 0,4%. Các nghiên cứu bổ sung cho thấy hiệu quả của ACTIVATE® DA trong việc giảm nguy cơ nhiễm PEDV, PRRSV và SVA truyền sang heo qua thức ăn trong điều kiện chuồng trại được kiểm soát.
Dương Nghĩa / (Lược dịch)
Có thể bạn quan tâm
VOV.VN - Quá trình chăn nuôi cũng có vài lần thất bại, nhưng người nông dân đã biết rút ra kinh nghiệm để sản xuất đạt hiệu quả để trở thành tỷ phú.
(Người Chăn Nuôi) - Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên địa bàn xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi...
Tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, rất nhiều cử nhân tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu Việt Nam đã về quê... nuôi bò. Họ thu được hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET