Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Nguy cơ lây lan cúm A H7N9 từ Trung Quốc

Cập nhật: 11/11/2013

 Cúm A (H7N9) đang lan rộng ở Trung Quốc, hơn 40 người đã thiệt mạng. Dịch bệnh này cũng đang rình rập vào Việt Nam khi mà việc giao thương giữa hai nước đang diễn ra tấp nập, và du khách Trung Quốc đến Việt Nam đang chiếm một lượng lớn.
Gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc có thể là nguồn khiến cúm A (H7N9) xâm nhập vào Việt Nam (ảnh:Lao Động)
Theo Dân Trí, tính đến thời điểm hiện tại Trung Quốc có 139 trường hợp mắc cúm A(H7N9) trong đó 45 trường hợp đã tử vong. Gần đây nhất nước này lại phát hiện thêm 2 trường hợp mắc cúm tại tỉnh Quảng Đông và Triết Giang và đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm.
 
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, nguy cơ cúm A(H7N9) xâm nhập và bùng phát ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt trong mùa đông xuân, thời tiết lạnh, thuận lợi cho virus phát triển, trong khi đó việc nhập lậu gia cầm qua biên giới chưa kiểm soát hiệu quả. Thêm đó, lượng người từ Trung Quốc hàng ngày di chuyển vào Việt Nam rất lớn cũng có thể là nguồn gây bệnh.
 
Hiện vẫn chưa xác định rõ nguồn gốc, phương thức lây truyền của chủng cúm A(H7N9) và cũng chưa có miễn dịch, vaccine phòng bệnh hay thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, việc phòng tránh lây lan hay chữa trị với căn bệnh này còn vô cùng khó khăn.
 
Cục Y tế và các địa phương cũng đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm giám sát chặt chẽ tất cả hành khách, phương tiện, hàng hóa nhập cảnh, nhập khẩu tại các cửa khẩu, đặc biệt khu vực biên giới phía Bắc. Trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh sẽ được tổ chức khám sàng lọc cách ly, xử lý kịp thời hạn chế lây lan. Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế, hạn chế tử vong khi có bệnh nhân và thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch.
 
Bộ Y tế cũng khuyến cáo khi có những triệu chứng như sốt đột ngột, viêm đường hô hấp cấp tính tiến triển nhanh (ho, khó thở, viêm phổi nặng và suy hô hấp) người dân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
 
5 lưu ý về phòng chống cúm A/H7N9 tại cộng đồng do Bộ Y tế ban hành
 
 1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm.

3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. 

5. Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.

 

Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm nuôi dúi sinh sản năng suất cao
Kinh nghiệm nuôi dúi sinh sản năng suất cao
Kinh nghiệm nuôi dúi sinh sản năng suất cao

(Người Chăn Nuôi) - Chăm sóc và nắm bắt đúng kỹ thuật trong nuôi dúi sinh sản đóng vai trò quan trọng để thu được năng suất cao.

Nguyên nhân và cách khắc phục gà bị chậm lớn, còi cọc
Nguyên nhân và cách khắc phục gà bị chậm lớn, còi cọc
Nguyên nhân và cách khắc phục gà bị chậm lớn, còi cọc

(Người Chăn Nuôi) - Có nhiều nguyên nhân khiến gà bị còi cọc, chậm lớn. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời, hợp lý, tránh được thiệt hại về kinh tế cho người nuôi.

Nông dân thành tỷ phú nhờ kinh tế trang trại
Nông dân thành tỷ phú nhờ kinh tế trang trại
Nông dân thành tỷ phú nhờ kinh tế trang trại

Nắm bắt được khoa học kỹ thuật cộng thêm mạnh dạn đầu tư với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình, nhiều nông dân của xã Nam Dong, huyện Cư Jút, Đắk Nông đã trở thành tỷ phú.