Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Nỗ lực bảo tồn giống gà lôi lam mào trắng

Cập nhật: 03/02/2024, 09:28:27

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Nỗ lực bảo tồn giống gà lôi lam mào trắng
Gà lôi lam mào trắng

(Người Chăn Nuôi) – Trong “Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Việt Nam, gà lôi lam mào trắng là loài chim duy nhất cần bảo tồn khẩn cấp.

Mới đây, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt khoản viện trợ Dự án “Hỗ trợ bảo tồn gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam” do Hội Trĩ thế giới (WPA) tài trợ với số tiền gần 600 triệu đồng. Dự án góp phần bảo tồn gà lôi lam mào trắng thông qua việc xây dựng chuồng, nhân nuôi bảo tồn. Thời gian thực hiện dự án đến tháng 12/2024.

Với bộ lông có nhiều màu sắc sặc sỡ, gà lôi lam mào trắng thường bị săn trộm về làm cảnh, vì thế số lượng ngày càng giảm. Năm 2012, loài này được liệt kê ở mức rất nguy cấp trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN).

Gà lôi lam mào trắng là loài chim trĩ đặc hữu của miền Trung Việt Nam, chỉ phân bố ở 4 tỉnh: Hà Tĩnh (Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ), Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền). Trong đó, khu Bảo tồn thiên nhiên Động Châu – Khe Nước Trong ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình được đánh giá có sự xuất hiện và sinh tồn của gà lôi lam mào trắng. Nơi đây cũng được Tổ chức Bảo tồn chim thế giới công nhận là một trong 62 vùng chim quan trọng và nằm trong Vùng chim đặc hữu đất thấp của Việt Nam.

Theo tài liệu từ Cục Lâm nghiệp, cặp gà lôi lam được phát hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1924 do Cean dela Coul, nhà tự nhiên học người Pháp tìm thấy tại khe rừng phía Tây, huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế (nay thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền). Tuy nhiên, sau phát hiện này, các nhà điểu học của Việt Nam và thế giới đã đến vùng rừng trên để khảo sát nhưng không tìm thấy thêm một con gà lôi lam nào khác.

Năm 1986, cán bộ kiểm lâm Thừa Thiên – Huế phát hiện tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền có một cặp gà lôi lam mào trắng và chuyển giao cho Vườn thú Hà Nội nhân giống bảo tồn. Sau đó, Quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên (WWF) và Tổ chức quốc tế bảo tồn các loài chim (iNGO) đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát, kết quả cho thấy có gần một trăm cá thể gà quý này quanh khu vực rừng giáp ranh giữa Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Tuy nhiên, nhiều năm sau lại không phát hiện thêm cá thể gà nào. Các chuyên gia về chim cảnh báo, gà lôi lam mào trắng ở Việt Nam đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm trọng, cần được bảo tồn khẩn cấp.

Minh Khuê (Tổng hợp)


Có thể bạn quan tâm

Sử dụng ánh sáng hợp lý trong chăn nuôi
Sử dụng ánh sáng hợp lý trong chăn nuôi
Sử dụng ánh sáng hợp lý trong chăn nuôi

(Người Chăn Nuôi) - Trong chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng, ánh sáng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, lượng thức ăn, tỷ lệ tử vong, hiệu suất chuyển hóa thức ăn, phúc lợi gà thịt.

Phát triển giống bò lai hướng thịt
Phát triển giống bò lai hướng thịt
Phát triển giống bò lai hướng thịt

(Người Chăn Nuôi) - Với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, mới đây UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành kế hoạch phát triển giống bò lai hướng thịt trên địa...

Phòng và điều trị các bệnh về mắt ở dê
Phòng và điều trị các bệnh về mắt ở dê
Phòng và điều trị các bệnh về mắt ở dê

(Người Chăn Nuôi) - Bệnh về mắt ở dê có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, làm tổn thương đến mắt với các mức độ nghiêm trọng và cách xử lý khác nhau. Người nuôi cần theo dõi để tìm ra biện pháp điều trị đúng và kịp...