Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Nông dân trẻ làm giàu từ chăn nuôi

Cập nhật: 07/10/2017

(Cổng ĐT HND) - Với lợi thế có diện tích đất đồi rộng, trong những năm gần Hội nông dân xã Lang Sơn ( Hạ Hòa- Phú Thọ ) đã đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Từ đó đã có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó mô hình chăn nuôi của hội viên Trần Văn Mạnh sinh năm 1979 -  Chi hội 5 -xã Lang Sơn là một mô hình tiêu biểu. Mỗi năm trừ chi phí gia đình anh Mạnh thu lãi 500- 600 triệu đồng.

Anh Trần Văn Mạnh chăm sóc đàn gà

Sau nhiều năm đi làm thuê ở các địa phương khác, đầu năm 2007 vợ chồng anh Mạnh trở về quê hương với chút vốn liếng trong tay và quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất đã sinh ra mình. Khi mới bắt tay vào nuôi gà ngoài chi phí xây dựng chuồng trại anh còn đầu tư khoảng 10 triệu đồng để mua 300 con gà giống. Ban đầu anh chọn nuôi gà ta lai mía và gà Ai Cập. Khi ấy, không chỉ người thân mà cả bà con lối xóm ai cũng thấy lo cho đôi vợ chồng trẻ vì khoản đầu tư quá lớn.

Với quyết tâm bán trụ đất quê anh Mạnh tự mình tìm hiểu kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh từ sách báo rồi đi học hỏi kinh nghiệm thực tế ở những trang trại quanh vùng. Nhờ vậy, đàn gà của anh phát triển tốt và cho kết quả ban đầu khả quan. Sau đó anh tiếp tục nuôi kế các lứa gà, đến năm 2012 mỗi lứa anh nuôi từ 1000-1500 con.

Sau hơn 4 năm chăn nuôi và mở rộng quy mô đến nay trang trại của anh Mạnh đã có diện tích 1,5ha với tổng đàn gà lên đến trên 5000 con. Nhận thấy nhu cầu gà giống trong vùng cao nên anh Mạnh đã mạnh dạn đầu tư 70 triệu mua 2 máy ấp trứng và 1 máy úm gà mới nở. Máy ấp với công suất trên 3.000-4.000 quả trứng với tỷ lệ nở là trên 85%.

Từ khi có máy ấp trứng anh Mạnh đã chủ động được nguồn con giống đảm bảo chất lượng tốt cho trang trại của mình đồng thời cung cấp lượng lớn gà giống cho bà con trong và ngoài xã với giá bán 9.000-11.000 đồng/con gà. Trung bình mỗi ngày, trang trại của gia đình anh Mạnh xuất trên 2.000 con gà giống cho các thị trường như Yên Bái, Vĩnh Phúc và các huyện lân cận như Thanh Ba, Phù Ninh, Đoan Hùng. Giống gà được anh chọn nuôi là giống gà ta lai mía nên con giống khá to, khỏe mạnh, dễ nuôi được thị trường rất ưa chuộng. Anh cho biết mỗi ngày gia đình bán trên 2.000 con giống trừ chi phí cho lãi 3 triệu đồng. Một năm tổng thu nhập từ đàn gà trừ chi phí cho lãi 400-500 triệu.

Bên cạnh đó, anh Mạnh đào ao nuôi 400 con cá trê phi đến nay đạt trọng lượng từ 4-5kg/con và nuôi 20-30 con lợn thịt, xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi và cung cấp chất đốt cho sinh hoạt. Anh Mạnh chia sẻ: “Chăn nuôi lớn không thể xem nhẹ vấn đề vệ sinh môi trường được. Nếu môi trường mà ô nhiễm thì đàn gà, đàn lợn rất dễ mắc bệnh gây thiệt hại lớn. Làm biogas vừa là để vệ sinh môi trường lại tận dụng được chất thải để lấy ga đun nấu mang lại lợi ích kinh tế ”.

Mỗi năm trang trại cho lãi khoảng 600 triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho mình, anh Mạnh còn giúp đỡ bà con lối xóm, hội viên, nông dân trong xã. Khi thì hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, chữa bệnh cho gà, có lúc anh lại cho bà con mua gà chịu để bà con có điều kiện phát triển chăn nuôi. Vì vậy, anh luôn được bà con thương yêu quý mếm. Trong Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2010-2015 của huyện Hạ Hòa anh Mạnh là đại diện tiêu biểu của xã Lang Sơn tham dự.

Đầu năm 2014, sau khi có dịp tham quan mô hình trồng cam ở huyện Cao Phong (Hòa Bình) anh quyết tâm đưa cây cam về trồng trong trang trại. Nghĩ là làm anh mua thêm 1 mẫu đất đồi và xuống Viện giống cây trồng ở Hà Nội mua 200 cây chanh đào và 1800 cây cam canh đường giống về trồng, sau 4 tháng trồng cây cam đã phát triển tốt.

Đến nay, với quy mô 1,5ha, gần 5000 con gà, đàn lợn, đàn cá và vườn cam, chanh thì mô hình chăn nuôi của gia đình anh Mạnh là mô hình chăn nuôi lớn nhất, hiệu quả nhất của xã Lang Sơn. Không chỉ co quy mô lớn mà còn đa dạng các con vật nuôi nên dù giá cả thị trường có lúc bấp bênh nhưng anh Mạnh vẫn chủ động được trong việc xuất bán gà, vịt. Anh luôn chú ý đảm bảo chất lượng của sản phẩm nên giữ được uy tín với khách hàng. Gà giống của gia đình anh luôn được bà con trong xã tin tưởng và đến tận nhà mua. Tâm sự với chúng tôi anh cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng hơn nữa quy mô trang trại. Trước mắt anh sẽ nuôi thêm đàn lợn lên vài trăm con, rồi sau đó có thể tìm hiểu và nuôi thêm vật nuôi khác. Với quyết tâm và kinh nghiệm của mình anh Mạnh sẽ thành công hơn nữa, mang lại thu nhập cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương./.

Hải Bình- ĐTT Hạ Hòa- Phú Thọ

Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi gia cầm: Nâng tầm vị thế
Chăn nuôi gia cầm: Nâng tầm vị thế
Chăn nuôi gia cầm: Nâng tầm vị thế

(Người Chăn Nuôi) - Dù không tránh khỏi tác động của dịch bệnh cũng như bất ổn của thị trường, thế nhưng, đàn gia cầm của nước ta vẫn duy trì tương đối ổn định trong thời gian qua. Ngành hàng này đang tích cực khắc phục các điểm yếu...

Thanh Hóa: Nuôi gà khép kín với tiêu chí “chất, xanh và sạch”
Thanh Hóa: Nuôi gà khép kín với tiêu chí “chất, xanh và sạch”
Thanh Hóa: Nuôi gà khép kín với tiêu chí “chất, xanh và sạch”

(Người Chăn Nuôi) - Chăn nuôi khép kín đang là mô hình được nhiều địa phương nhân rộng bởi hiệu quả bền vững. Điển hình như mô hình nuôi gà của anh Lương Ngọc Lai, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa).

56 địa phương củng cố, nâng cao năng lực hệ thống thú y các cấp
56 địa phương củng cố, nâng cao năng lực hệ thống thú y các cấp
56 địa phương củng cố, nâng cao năng lực hệ thống thú y các cấp

Đến hết tháng 5/2023, tổng cộng đã có 56 tỉnh, thành phố triển khai Đề án ngành Thú y nhằm kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống thú y các cấp.