Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Nuôi bồ câu thương phẩm lợi nhuận 20 triệu đồng/tháng

Cập nhật: 06/04/2024, 14:23:53


Sau khi trừ chi phí, ông Trương Văn Cư (ấp Long Thạnh, xã Long Trì, huyện Châu Thành) có lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/tháng từ việc nuôi bồ câu thương phẩm

Thấy gia đình con gái ở huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang có thu nhập ổn định nhờ nuôi bồ câu, năm 2023, ông Trương Văn Cư (ấp Long Thạnh, xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) quyết định đầu tư, phát triển kinh tế gia đình với việc nuôi chim bồ câu.

Với 3.000 m2, ông Cư đầu tư hơn 600 triệu đồng làm trang trại, mua 1.200 cặp bồ câu Pháp, bồ câu Xiêm về nuôi. Qua quá trình nuôi, thấy bồ câu dễ nuôi, nhanh lớn, ít dịch bệnh, thức ăn đơn giản, nhu cầu thị trường cao, lại không tốn nhiều công chăm sóc nên ông quyết định mở rộng chuồng, tăng đàn bồ câu. Hiện tại, chuồng bồ câu của ông có hơn 2.000 cặp, trong đó có 1.500 cặp đang sinh sản.

Ông Cư cho biết, một trong những khâu quan trọng của nuôi bồ câu là chọn giống bố mẹ và chăm cho đến khi chúng sinh sản được. Con giống được lựa chọn phải khỏe mạnh, lông mượt, nhanh nhẹn và không có dị tật.

Vì các lứa bồ câu đẻ xen kẽ liên tục nên ông Cư xuất bán hàng tuần. Trung bình mỗi tuần, ông xuất bán cho thương lái khoảng 300 con bồ câu thương phẩm, với giá 112.000 đồng/cặp bồ câu Pháp, 92.000 đồng/cặp bồ câu Xiêm. Sau khi trừ chi phí, ông có lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Hiện tại, ông Cư đã am hiểu về kỹ thuật nuôi chim bồ câu nhưng vẫn không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ sách, báo, các chủ trại mà ông quen biết để nâng cao kỹ thuật. Bên cạnh đó, ông sẵn sàng chia sẻ kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh đối với chim bồ câu cho những nông dân muốn tìm hiểu, học hỏi.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành – Trần Văn Nĩnh cho biết: Mô hình Nuôi chim bồ câu thương phẩm của ông Trương Văn Cư là hướng phát triển kinh tế hiệu quả. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ cùng ông Cư hỗ trợ tư vấn kỹ thuật nuôi cũng như định hướng thị trường cho hội viên, nông dân để phát triển mô hình Nuôi bồ câu thương phẩm một cách bền vững./.

Minh Trực


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường năng lực nghiên cứu chuyên sâu trong chăn nuôi
Tăng cường năng lực nghiên cứu chuyên sâu trong chăn nuôi
Tăng cường năng lực nghiên cứu chuyên sâu trong chăn nuôi

Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký ban hành Quyết định 1742/QĐ-TTg phê duyệt Đề án ưu tiên “Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030”. Đề án góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học...

Phương pháp làm đệm lót sinh học trong nuôi gà
Phương pháp làm đệm lót sinh học trong nuôi gà
Phương pháp làm đệm lót sinh học trong nuôi gà

(Người Chăn Nuôi) - Sử dụng đệm lót sinh học nuôi gà là giải pháp chăn nuôi không mùi hôi hiệu quả, giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, giúp hạn chế các mầm bệnh nguy hiểm.

Phòng và điều trị các bệnh đau mắt ở gà
Phòng và điều trị các bệnh đau mắt ở gà
Phòng và điều trị các bệnh đau mắt ở gà

(Người Chăn Nuôi) - Có rất nhiều nguyên nhân gây ra việc gà bị đau mắt, mờ mắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quan sát của gà cũng như các hoạt động khác. Việc phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động cho gà...