(Người Chăn Nuôi) - Một công bố gần đây cho thấy một số sự thay đổi về dinh dưỡng và quản lý để giúp gia cầm vượt qua được các vấn đề liên quan stress nhiệt.
Gia cầm có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể chúng trong phạm vi hẹp của nhiệt độ môi trường (16 - 260C). Ở vùng nhiệt đới, hầu như quanh năm nhiệt độ môi trường thường trên khoảng giới hạn này, S.S. Diarra và P. Tabuaciri, Đại học Nam Thái Bình Dương ở Samoa đã viết trong Tạp chí Quốc tế Khoa học Gia cầm. Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của gia cầm, đối với gia cầm lấy thịt dễ bị ảnh hưởng hơn gia cầm lấy trứng, các tác giả dựa trên những tài liệu đã được công bố để giải thích cho chủ đề này.
Phát hiện quan trọng của các tác giả là hiệu suất của gia cầm sẽ giảm dưới nhiệt độ môi trường cao, chủ yếu là do giảm lượng thức ăn, do đó làm giảm sự tăng trưởng và chất lượng thịt, sản lượng trứng và chất lượng trứng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Một số phương thức cho ăn đã được sử dụng để giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi của nhiệt độ cao đến năng suất gia cầm.
Mặc dù hầu hết các nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng đối với stress nhiệt đã được tiến hành trên gà thịt, ngoài ra cũng có một vài nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng trên gà đẻ trong điều kiện stress nhiệt.
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả thấy rằng, việc cho ăn thức ăn viên tốt hơn thức ăn bột hoặc ẩm ướt vì điều này có thể giúp duy trì lượng thức ăn thu nhận. Thay đổi thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cũng cần thiết như mức năng lượng giảm và protein tăng trong điều kiện nắng nóng vừa phải. Lựa chọn cách cho ăn cũng được xem là có hiệu quả khi những con gia cầm được cung cấp chất dinh dưỡng chúng cần vào một thời điểm cụ thể trong ngày.
Bổ sung chế độ ăn hoặc nước uống với chất điện giải có thể hữu ích nhưng cần làm cẩn thận nếu không có thể bị ướt chất độn chuồng hoặc phản tác dụng.
Các lọai Vitamin A, D, E và B tổng hợp cũng cho thấy tác dụng có lợi trong năng suất gia cầm, tuy nhiên kết quả của Vitamin C đã có những thay đổi.
Không nên cho ăn vào thời điểm nóng nhất trong ngày, nên cho ăn vào buổi sáng sớm và chiều tối sẽ đạt hiệu quả cao và điều này có thể có thêm lợi ích là tăng không gian cho ăn hoặc cung cấp thêm thức ăn trong thời gian nhiệt độ cao.
Cuối cùng, điều quan trọng là cung cấp nhiều nước cho gia cầm trong thời gian stress nhiệt. Gia cầm uống nhiều nước hơn khi nhiệt độ tăng, nhiệt độ nước và nguồn nước (loại, chiều cao, hình thức) tất cả đều ảnh hưởng đến hiệu suất của gia cầm.
Diarra and Tabuaciri kết luận, thực hiện quản lý chế độ ăn uống cũng như thay đổi năng lượng: Tỷ lệ protein, thức ăn ướt, bổ sung chất điện giải, thời gian cho ăn, nước uống… để cải thiện hiệu suất khi stress nhiệt. Hiệu quả của thực tiễn này có thể thay đổi bởi một số lý do bao gồm thời gian và cường độ của nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ không khí, loại và tuổi gia cầm.
Hải Băng / Theo Thepoultrysite
Có thể bạn quan tâm
Ở Brazil, một nhóm các nhà nghiên cứu đã tạo ra các dạng đột biến của Salmonella để hiểu cơ chế giúp các vi khuẩn gây bệnh này xâm chiếm đường ruột của gà và tìm ra những cách tốt hơn để chống lại sự lây nhiễm mà các vi...
Hơn 6 năm, ông Bùi Văn Thanh (Tám Thanh), 45 tuổi, ngụ Tổ nhân dân tự quản số 19, ấp Bến Vựa Bắc, xã Vĩnh Hòa, huyện Ba Tri (Bến Tre)...
(Người Chăn Nuôi) - Đầu năm 2020, không ai có thể đoán trước được những thách thức bất ngờ mang tên Covid-19. Bước sang năm 2021, những dư âm khó khăn, thách thức với ngành thức ăn chăn nuôi vẫn còn. Để hóa giải, người chăn nuôi cần định hình...
Đồng hành cùng người chăn nuôi
© Công ty TNHH TM & SX thuốc thú y Diễm Uyên – HUPHAVET