Hotline: +84 243 869 1980

Tin tức chung

Phòng bệnh cho gà đẻ

Cập nhật: 20/06/2020, 14:20:11

Diễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVETDiễm Uyên – HUPHAVET

Phòng bệnh cho gà đẻ

(Người Chăn Nuôi) - Để gà đẻ nhiều, chất lượng đồng đều, đạt năng suất tối ưu thì việc thực hiện phòng bệnh, tiêm phòng là vô cùng cần thiết.
Vệ sinh chuồng trại

Đây là khâu rất quan trọng, luôn phải đảm bảo “Ăn sạch, ở sạch, uống sạch” cho gà. Vì vậy, chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù, nước đọng trong khu vườn thả. Chuẩn bị chuồng trại kỹ lưỡng khi tiến hành nuôi gà. Trong đó, chuồng trại phải đảm bảo điều kiện như sau: Xung quanh chuồng nuôi môi trường thật sự sạch sẽ, không gần nơi rác thải, nguồn nước bị ô nhiễm…

Chuồng trại phải xây dựng ở những nơi tương đối biệt lập với các khu đông đúc, gần vườn rừng càng tốt. Nên xây dựng chuồng trại phù hợp để tiện trong quá trình vệ sinh, chuồng trại nên thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.

Tiến hành sát trùng các dụng cụ chăn nuôi. Trong đó các dụng cụ chủ yếu cho gà ăn như máng ăn hay máng uống đều phải vệ sinh sạch sẽ trước khi cho gà ăn. Để đảm bảo cho quá trình vệ sinh và chăn nuôi gà đẻ trứng hiệu quả, người nuôi nên sắm sửa các thiết bị chăn nuôi đầy đủ.

Chuồng trại chăn nuôi và dụng cụ phải được sát trùng và rắc, phun thuốc sát trùng lên toàn bộ chuồng, lồng úm, rèm che, máng ăn, máng uống, tường. Dùng thuốc sát trùng Formol 2% với liều lượng 1 lít/m2. Với các thiết bị nhỏ, cần phải được cọ rửa sạch sẽ, sau khi sát trùng chuồng trại thì nên để khô 7 - 10 ngày rồi mới cho gà vào nuôi.

Chăm sóc

Để gà đẻ nhiều hơn, cần cung cấp đầy đủ năng lượng vì gà sẽ chuyển hóa năng lượng đó trong quá trình đẻ trứng. Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ giúp gà cho năng suất ổn định trong thời gian dài. Cho gà ăn 2 lần/ngày, sáng 40% lượng thức ăn và chiều 60% lượng thức ăn. Nhưng đến giai đoạn gà sắp đẻ và gà đẻ thì lượng thức ăn phải được bổ sung thêm, đặc biệt là canxi và vitamin. Khi gà nghỉ đẻ, vẫn cho gà ăn nhiều chất dinh dưỡng để phục hồi sức, chuẩn bị đẻ lứa sau. Một trong những yếu tố giúp gà đẻ trứng được tốt hơn là cung cấp đủ nước, bởi trong thành phần của trứng chứa nhiều nước, do đó, thời điểm này, nhu cầu nước lớn hơn nhiều, người nuôi cần chủ động quan tâm tới cung cấp nước và nguồn nước sạch cho gà.

Tiêm vaccine phòng bệnh

Để phòng bệnh cho gà đẻ trứng hiệu quả thì không nên quên việc tiêm phòng cho gà, điều này sẽ giúp gà phòng ngừa bệnh tốt hơn, đặc biệt là đối với những bệnh dịch nguy hiểm vẫn chưa có thuốc đặc trị. Khi tiến hành tiêm phòng vaccine, cần căn cứ vào ngày tuổi của gà mà chọn loại vaccine cho thích hợp. Ngoài ra không nhất thiết là phải tiêm phòng hết các loại vaccine mà nên dựa vào tình hình dịch bệnh mà chọn vaccine phù hợp.

Hoàng Yến / Tổng hợp


Có thể bạn quan tâm

An Giang:  Hai nông dân miền Tây thu nhập hàng trăm triệu nhờ nuôi nai
An Giang:  Hai nông dân miền Tây thu nhập hàng trăm triệu nhờ nuôi nai
An Giang: Hai nông dân miền Tây thu nhập hàng trăm triệu nhờ nuôi nai

Từ một cặp nai giống, ông Nguyễn Duy Mẫn ở ấp An Hòa, xã An Cư, (Tịnh Biên, An Giang) đã phát triển lên thêm hơn chục con nai. Nhờ vậy, mỗi năm đem lại nguồn thu nhập cho ông Mẫn hàng trăm triệu đồng từ việc thu hoạch lộc...

Kinh nghiệm nuôi gà đẻ nhiều trứng
Kinh nghiệm nuôi gà đẻ nhiều trứng
Kinh nghiệm nuôi gà đẻ nhiều trứng

(Người Chăn Nuôi) - Theo các chuyên gia, để nuôi gà đẻ trứng đạt năng suất trứng cao, chất lượng tốt, người chăn nuôi cần quan tâm một số yếu tố cơ bản sau đây.

Nuôi gà không chuồng lồng, còn nhiều thách thức
Nuôi gà không chuồng lồng, còn nhiều thách thức
Nuôi gà không chuồng lồng, còn nhiều thách thức

(Người Chăn Nuôi) - Những lo ngại về phúc lợi động vật đang thúc đẩy nhiều hãng sản xuất và tiêu thụ quyết tâm loại bỏ trứng gà lồng ra khỏi chuỗi cung ứng. Ủy ban châu Âu (EC) mới đây cũng cam kết về lệnh cấm triệt để chuồng...